Doanh nghiệp sản xuất hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không?

Theo quy định về thuế hiện nay thì doanh nghiệp sản xuất hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không?

Doanh nghiệp sơ chế hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì doanh nghiệp sơ chế hạt điều sấy khô thuộc trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp sản xuất hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không?

Doanh nghiệp sản xuất hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp sơ chế hạt điều sấy khô được bồi thường tiền về đất thì có phải đóng thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Ví dụ 10: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.
Ví dụ 12: Doanh nghiệp X mua hàng của doanh nghiệp Y, doanh nghiệp X có ứng trước cho doanh nghiệp Y một khoản tiền và được doanh nghiệp Y trả lãi cho khoản tiền ứng trước đó thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản lãi nhận được.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.
Ví dụ 14: Doanh nghiệp bảo hiểm A và Công ty B ký hợp đồng bảo hiểm với hình thức bảo hiểm bằng tiền. Khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường cho Công ty B bằng tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Công ty B không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với số tiền bồi thường bảo hiểm nhận được.
Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
Ví dụ 16: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.
Ví dụ 17: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 5 chỗ ngồi cho ngân hàng VC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng, Ông E không thanh toán được cho ngân hàng VC nên tài sản là ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được từ bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế GTGT.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ 18: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp. Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty cổ phần X.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì doanh nghiệp sơ chế hạt điều sấy khô nhận được bồi thường tiền về đất thì khoản tiền nay thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng ở đâu?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp, riêng đối với:

[1] Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác với tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính thì:

- Khai thuế GTGT của dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT tại nơi có dự án đầu tư.

- Khai thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Khai thuế GTGT tại nơi có nhà máy sản xuất điện.

[2] Trường hợp có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi công ty cổ phần có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp [1]) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.

Đồng thời, công ty cổ phần phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:

- Thuế GTGT của hoạt động kinh doanh vận tải của công ty cổ phần mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi công ty đóng trụ sở chính.

- Thuế GTGT của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.

- Thuế GTGT của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế GTGT dưới 01 tỷ đồng.

- Thuế GTGT của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm các công trình có phải đóng thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025 kinh doanh ngoại tệ có phải đóng thuế giá trị gia tăng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng không áp dụng với các dịch vụ y tế nào từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Muối mỏ tự nhiên trong năm 2025 có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ chiếu sáng công cộng có phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ có được tính vào chi phí để xác định thuế TNDN?
Tại sao không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp chế xuất? Quy định về phương pháp khẩu trừ thuế giá trị gia tăng?
Tại sao không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp chế xuất?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất hạt điều sấy khô có đóng thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động dịch vụ viễn thông là khi nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 122

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;