Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không?

4 hành vi của doanh nghiệp bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn điện tử? Có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN?

4 hành vi của doanh nghiệp bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
1. Đối với công chức thuế
a) Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
b) Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
c) Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Như vậy, 4 hành vi của doanh nghiệp bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn điện tử gồm:

[1] Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

[2] Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

[3] Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

[4] Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không?

Căn cứ theo Điều 41 Thông tư 19/2021/TT-BTC có quy định như sau:

Lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN và kết nối hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
1. Doanh nghiệp được lựa chọn là tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN là doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP.
2. Điều kiện để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN đảm bảo chất lượng dịch vụ thuế điện tử cung cấp cho người nộp thuế, đảm bảo các yêu cầu kết nối với với Cổng thông tin của Tổng cục Thuế và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trên môi trường mạng.
a) Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức. Có tối thiểu 03 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
b) Về tài chính
Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại điểm d khoản này; Có ký quỹ tại một ngân hàng hoạt động tại Việt Nam hoặc có giấy bảo lãnh của một ngân hàng hoạt động tại Việt Nam không dưới 5 tỷ đồng, hoặc mua bảo hiểm để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ T-VAN.
c) Về nhân sự
c.1) Có tối thiểu 05 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, đảm bảo có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, bảo mật hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, quản trị cơ sở dữ liệu, am hiểu pháp luật thuế.
c.2) Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết để duy trì hoạt động của hệ thống và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ thuế điện tử qua T- VAN.
d) Về kỹ thuật
d.1) Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế và kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối của Tổng cục Thuế, đảm bảo hoạt động trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
d.2) Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố. Có các quy trình sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; thời gian phục hồi dữ liệu tối đa 08 giờ kể từ thời điểm hệ thống gặp sự cố.
d.3) Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia có biện pháp kiểm soát giao dịch với người nộp thuế và với cơ quan thuế.
đ) Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì phải đáp ứng các điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử quy định tại các văn bản hiện hành.

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ T-VAN sẽ có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên cần phải đáp ứng các điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử quy định tại các văn bản hiện hành.

Doanh nghiệp có phải lập hóa đơn điện tử khi xuất tiêu dùng nội bộ hay không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ có quy định:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
....

Từ quy định trên thì đối với trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh (hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn điện tử.

Đối với trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải xuất hóa đơn điện tử theo quy định trên.

Hóa đơn điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành nghề nào được chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử lập trước ký sau thì có hợp lệ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty xuất hàng để trả thay lương cho người lao động thì có cần viết hóa đơn điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử chuyển đổi thành hóa đơn giấy thì còn giá trị hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách đọc file XML hóa đơn điện tử bằng ứng dụng iTaxViewer của Tổng cục Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
2 cách xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có chữ ký số của người mua không?
Hỏi đáp Pháp luật
Định dạng hóa đơn điện tử là gì? Các trường hợp được miễn tiền dịch vụ hóa đơn điện tử trong thời gian 12 tháng?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 46

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;