Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?

Theo quy định pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế có được thực hiện khi doanh nghiệp bị phá sản không?

Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?

Căn cứ Điều 67 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động như sau:

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
5. Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.

Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Phá sản.

Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?

Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bị phá sản được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:

Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.
4. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
5. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quy định chi tiết khoản 4 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp bị phá sán được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế.

Hồ sơ xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị phá sản được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ xóa nợ tiền thuế đối với doanh nghiệp bị phá sản bao gồm:

- Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế;

- Quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp bị phá sản;

- Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế.

Nghĩa vụ nộp thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về việc gia hạn tạm hoãn xuất cảnh do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi doanh nghiệp tổ chức lại là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có bị tạm hoãn xuất cảnh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì có được xuất cảnh định cư ở nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi giải thể doanh nghiệp ra sao?
Tác giả:
Lượt xem: 94
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;