Điều kiện gia hạn thời gian áp dụng thuế tự vệ là gì? Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế tự vệ?
Điều kiện gia hạn thời gian áp dụng thuế tự vệ là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về gia hạn thời gian áp dụng thuế tự vệ như sau:
Thuế tự vệ
1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Từ quy định trên, có thể thấy điều kiện để gia hạn thời gian áp dụng thuế tự vệ là vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, cần lưu ý thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo kể từ năm áp dụng thuế tự vệ.
Điều kiện gia hạn thời gian áp dụng thuế tự vệ là gì? Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế tự vệ? (Hình từ Internet)
Thuế tự vệ được áp dụng dựa trên nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định nguyên tắc áp dụng thuế tự về là:
Thuế tự vệ
1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
...
Như vậy, thuế tự vệ được áp dụng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
- Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế tự vệ?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 2016 quy định như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Từ quy định trên, có thể thấy Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế tự vệ.
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất có được miễn thuế TNCN?
- Cho thuê nhà cần phải đóng thuế không? Cá nhân cho thuê nhà cần phải đóng thuế môn bài bao nhiêu?
- Lịch nộp các loại tờ khai thuế trong tháng 12 năm 2024 chi tiết nhất? Chậm nộp hồ sơ khai thuế tháng 12 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mã số phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia” sửa thành 5 ký tự theo Thông tư 84/2024/TT-BTC?
- Người nộp thuế mới hoạt động có được chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý không?
- Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
- Hóa đơn do Cục Thuế đặt in có mấy ký tự? Hóa đơn do Cục Thuế đặt in là vật chứng thì có được tiêu hủy không?
- Mã số địa điểm kinh doanh là gì? Hướng dẫn nộp thuế đối với doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh ở nhiều nơi như thế nào?
- Mua bán nhà chung cư phải chịu mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm?
- Thời điểm tính thuế GTGT đối với nước sạch có phải là ngày ghi chỉ số nước không?