Điều kiện FOB trong xuất nhập khẩu được hiểu là gì? Trách nhiệm của người khai thuế trong xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao?

Khái niệm của điều kiện FOB trong xuất nhập khẩu? Quy định về trách nhiệm của người khai thuế trong xuất nhập khẩu hàng hóa thế nào?

Điều kiện FOB trong xuất nhập khẩu được hiểu là gì? Trách nhiệm của Bên mua trong điều kiện FOB ra sao?

Căn cứ theo Incoterms 2020 quy định về khái niệm của điều kiện FOB như sau:

- FOB (Free On Board) là một trong những điều kiện giao hàng trong Incoterm, quy định trách nhiệm của người bán bắt đầu từ khi hàng vận chuyển từ kho được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng. Trách nhiệm chuyển sang người mua khi hàng hóa đã lên tàu.

- Có thể hiểu là bên bán sẽ chuyển hàng hóa lên tàu tại cảng xuất khẩu do người mua chỉ định. Người bán chịu chi phí làm thủ tục thông quan xuất khẩu tại cảng xuất khẩu, không phải làm thủ tục này tại nước thứ ba (khi quá cảnh).

- Công thức: FOB, [Cảng giao hàng quy định], Incoterms 2020

Ví dụ: FOB Cat Lai port, Incoterms 2020

Bên cạnh đó, trong điều kiện FOB quy định về trách nhiệm của người mua như sau:

- Thuê phương tiện vận tải quốc tế (tàu biển)

- Chịu Local Charge ở đầu nhập.

- Dỡ hàng từ phương tiện vận tải chính xuống cảng nước người mua.

- Thông quan nhập khẩu, đóng thuế nhập khẩu, VAT (nếu có)

- Vận chuyển hàng từ cảng nhập đến kho người mua bằng phương tiện vận tải nội địa

- Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua và nhập kho.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Điều kiện FOB trong xuất nhập khẩu được hiểu là gì? Trách nhiệm của người khai thuế trong xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao? (Hình ảnh từ Internet)

Điều kiện đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan như sau:

Hệ thống tự động kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:

- Người khai hải quan không thuộc diện áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;

+ Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; hàng hóa xuất khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng;

+ Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

- Người khai hải quan không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

- Các thông tin trên tờ khai hải quan phải đảm bảo tính đầy đủ, phù hợp theo hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC;

- Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.

- Trường hợp đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan.

- Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Trách nhiệm của người khai thuế trong xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người khai thuế như sau:

- Người khai thuế, người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ quy định tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người khai thuế.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị cơ quan hải quan kê biên, bán đấu giá để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế bị kê biên, bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế thì cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá có nghĩa vụ trích nộp tiền thu được từ tiền bán hàng đấu giá để nộp tiền thuế đối với hàng hóa bị kê biên, bán đấu giá cho cơ quan hải quan.

- Người khai thuế, người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan vẫn phải nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền chậm nộp, tiền phạt trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý thuế 2019.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;