Dịch vụ hỏa táng là gì? Dịch vụ hỏa táng không chịu thuế GTGT?

Theo quy định hiện hành thì dịch vụ hỏa táng không chịu thuế GTGT có đúng không?

Dịch vụ hỏa táng là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 19 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP giải thích dịch vụ hỏa táng bao gồm tổ chức tang lễ, hỏa táng thi hài hoặc hài cốt và bảo quản, lưu giữ tro cốt.

Dịch vụ hỏa táng không chịu thuế GTGT đúng không?

Căn cứ khoản 11 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:
a) Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia;
b) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên. Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ hoạt động chiếu sáng công cộng;
c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.
...

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Công văn 134/TCT-PCCS năm 2006về việc hướng dẫn thuế GTGT đối với một số dịch vụ tang lễ như sau:

"Căn cứ hướng dẫn trên, dịch vụ tang lễ là các dịch vụ phục vụ cho buổi tang lễ, mai táng, hỏa táng (dịch vụ cho thuê xe chở linh cữu và xe chở thân nhân nhà hiếu; đào, lấp hố huyệt để mai táng; khiêng linh cữu; cho thuê ô dù, bàn ghế…) và các dịch vụ cải táng thực hiện sau khi mai táng, hỏa táng (trông coi, chăm sóc mồ mả từ khi mai táng đến khi cải táng; dọn vệ sinh, xử lý vật liệu sau cải táng; trông coi mồ mả lâu dài sau cải táng; xây mộ cải táng; bốc cải, di chuyển mộ cho các dự án từ địa điểm đặt mộ đến nghĩa trang…), không thuộc diện chịu thuế GTGT."

Như vậy, dịch vụ hỏa táng không thuộc diện chịu thuế GTGT.

tính VAT

Dịch vụ hỏa táng (Hình từ Internet)

Dựa vào cơ sở nào để định giá dịch vụ hỏa táng?

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về cơ sở để định giá dịch vụ hỏa táng như sau:

Điều 26. Quản lý chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng
1. Chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng là cơ sở để định giá dịch vụ nghĩa trang, giá dịch vụ hỏa táng.
2. Các chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng bao gồm:
a) Dịch vụ tổ chức tang lễ;
b) Dịch vụ hỏa táng, lưu giữ bình tro, cốt sau hỏa táng;
c) Dịch vụ vận chuyển linh cữu, tro cốt và lưu bình tro, cốt sau hỏa táng (nếu có);
d) Dịch vụ chôn cất và xây dựng mộ (bao gồm phần dưới và trên mặt đất);
đ) Dịch vụ chăm sóc, bảo quản, bảo trì, vệ sinh môi trường;
e) Các chi phí hợp lệ khác, thuế theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc quản lý nguồn thu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chi phí dịch vụ hỏa táng là cơ sở để định giá dịch vụ hỏa táng.

Việc định giá dịch vụ hỏa táng phải đảm bảo các nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư 14/2018/TT-BXD như sau:

- Việc định giá dịch vụ hỏa táng phải phù hợp với quy trình thực hiện dịch vụ; tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng; định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố; chất lượng dịch vụ; chế độ, chính sách của Nhà nước; điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của từng địa phương.

- Giá dịch vụ hỏa táng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ toàn bộ các chi phí hợp lý, hợp lệ của quá trình thực hiện dịch vụ hỏa táng với mức lợi nhuận hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường.

- Giá dịch vụ hỏa táng phải đảm bảo khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ và phù hợp với khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ.

- Giá dịch vụ hỏa táng có thể được xác định riêng cho từng loại dịch vụ, cho một số loại dịch vụ hoặc cho toàn bộ các dịch vụ tùy theo nhu cầu sử dụng dịch vụ và điều kiện tổ chức cung cấp dịch vụ hỏa táng.

- Giá dịch vụ hỏa táng xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2018/TT-BXD được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh toán, quyết toán hợp đồng dịch vụ hỏa táng.

- Giá dịch vụ hỏa táng xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2018/TT-BXD được điều chỉnh khi các yếu tố cấu thành giá dịch vụ có sự thay đổi.

Chịu thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định được quy định thế nào từ 01/01/2025? Hoạt động chở khách tuyến cố định có chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, dịch vụ khám chữa bệnh có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại không chịu Thuế GTGT từ 01/07/2025?
Cọc tre chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu? Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với đối tượng chịu thuế là bao nhiêu?
Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ra nước ngoài có chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu đánh bắt xa bờ chuyển sang chịu thuế GTGT 5% từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số đối tượng sẽ phải chịu thuế GTGT khi Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không chịu thuế GTGT theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024?
Tác giả:
Lượt xem: 140

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;