Đề xuất bổ sung thêm đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Vậy đề xuất bổ sung thêm đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?

Cụ thể tại Điều 6 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 66
Định hướng sửa đổi, bổ sung:
Đưa đối tượng cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế vào khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế cho thống nhất, đồng thời bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh gồm: cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Như vậy, dự thảo Luật đã đề xuất bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất do nợ thuế là cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

>>> Tải Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế: Tại đây

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào có thể bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế theo Luật Quản lý thuế 2019?

Căn cứ khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

Đồng thời, khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế như sau:

Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, đối tượng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế là người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh.

Nội dung quản lý thuế hiện nay như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nội dung quản lý thuế như sau:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

- Quản lý thông tin người nộp thuế.

- Quản lý hóa đơn, chứng từ.

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

- Hợp tác quốc tế về thuế.

- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Nguyên tắc quản lý thuế hiện nay như thế nào?

Nguyên tắc quản lý thuế được quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:

- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?

Theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định xác hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế gồm:

- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

Tạm hoãn xuất cảnh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp nợ thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào bị tạm hoãn xuất cảnh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng nào bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 28
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;