Dầu hỏa có phải đóng thuế bảo vệ môi trường?
Dầu hỏa có phải đóng thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, cụ thể như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC thì số thuế bảo vệ môi trường phải trả khi kinh doanh Dầu hỏa được xác định theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp | = | Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế | x | Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá |
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về mức thuế tuyệt đối áp dụng với Dầu hỏa như sau:
Hàng hóa | Đơn vị tính | Mức thuế (đồng/1 đơn vị hàng hóa) |
Xăng, dầu, mỡ nhờn | ||
Xăng, trừ etanol | Lít | 1.000-4.000 |
Nhiên liệu bay | Lít | 1.000-3.000 |
Dầu diezel | Lít | 500-2.000 |
Dầu hỏa | Lít | 300-2.000 |
Dầu mazut | Lít | 300-2.000 |
Dầu nhờn | Lít | 300-2.000 |
Mỡ nhờn | Kg | 300-2.000 |
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì dầu hỏa là một trong các loại dầu phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó thì mức thuế tuyệt đối áp dụng với Dầu hỏa là từ 300 đồng/1 đơn vị hàng hóa đến 2.000 đồng/1 đơn vị hàng hóa.
Dầu hỏa có phải đóng thuế bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với Dầu hỏa ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, thì thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với Dầu hỏa cụ thể như sau:
Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Như vậy, tùy thuộc vào mục đích mà thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với Dầu hỏa cũng được xác định khác nhau, cụ thể như sau:
- Trường hợp Dầu hỏa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho thì thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
- Trường hợp Dầu hỏa đưa vào tiêu dùng nội bộ thì thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
- Trường hợp Dầu hỏa nhập khẩu thì thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Trường hợp Dầu hỏa sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Mẫu Tờ khai thuế bảo vệ môi trường khi kinh doanh Dầu hỏa là mẫu nào?
Mẫu Tờ khai thuế bảo vệ môi trường áp dụng khi kinh doanh Dầu hỏa được quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường
...
3. Khai thuế, nộp thuế:
a) Đối với xăng dầu:
Đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con của thương nhân đầu mối có kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối đóng trụ sở mà không hạch toán kế toán để khai riêng thuế bảo vệ môi trường thì thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu theo mẫu số 01-2/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
b) Đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:
Doanh nghiệp có hoạt động khai thác và tiêu thụ than nội địa thông qua hình thức quản lý và giao cho các công ty con hoặc đơn vị phụ thuộc khai thác, chế biến và tiêu thụ thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ than thực hiện khai thuế cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với than theo mẫu số 01-1/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên là Mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. (Tải về)
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ là mẫu nào theo Thông tư 78?
- Thuế chuyển nhượng bất động sản năm 2024 là gi?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
- Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu phần trăm?
- Giảm thuế GTGT 8% đến khi nào?
- Còn hơn 1 tháng nữa sẽ hết giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8 phần trăm trong năm 2024 đúng không?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?
- Đạt giải Hoa hậu Quốc tế 2024 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Từ 01/01/2025, đối tượng nào được miễn thu phí dịch vụ sử dụng phà từ ngân sách nhà nước?