Danh sách 25 BHXH khu vực tổ chức hoạt động theo tổ chức bộ máy mới từ thời điểm 01/6/2025?
Danh sách 25 BHXH khu vực tổ chức hoạt động theo tổ chức bộ máy mới từ thời điểm 01/6/2025?
Căn cứ Công văn 115/BHXH-TCCB năm 2025 TẠI ĐÂY Tổng cục hướng dẫn việc thực hiện tổ chức bộ máy theo cơ cấu tổ chức mới của BHXH Việt Nam.
Danh sách 25 BHXH khu vực tổ chức hoạt động theo tổ chức bộ máy mới từ thời điểm 01/6/2025 bao gồm:
(1) BHXH khu vực II (Thành phố Hồ Chí Minh),
(2) BHXH khu vực III (Cần Thơ),
(3) BHXH khu vực V (Đồng Nai),
(4) BHXH khu vực VIII (Hải Phòng - Thái Bình),
(5) BHXH khu vực IX (Lạng Sơn - Cao Bằng),
(6) BHXH khu vực XII (Hải Dương - Quảng Ninh),
(7) BHXH khu vực XIII (Nam Định - Ninh Bình),
(8) BHXH khu vực XIV (Hưng Yên - Hà Nam),
(9) BHXH khu vực XV (Sơn La - Hòa Bình),
(10) BHXH khu vực XVI (Điện Biên - Lai Châu),
(11) BHXH khu vực XVIII (Phú Thọ - Vĩnh Phúc),
(12) BHXH khu vực XX (Hà Tĩnh - Quảng Bình),
(13) BHXH khu vực XXI (Huế - Quảng Trị),
(14) BHXH khu vực XXIII (Bình Định - Quảng Ngãi),
(15) BHXH khu vực XXIV (Khánh Hòa - Phú Yên),
(16) BHXH khu vực XXV (Đắk Lắk - Đắk Nông),
(17) BHXH khu vực XXVI (Gia Lai - Kon Tum),
(18) BHXH khu vực XXVII (Lâm Đồng - Ninh Thuận),
(19) BHXH khu vực XXVIII (Bà Rịa - Vũng Tàu - Bình Thuận),
(20) BHXH khu vực XXIX (Tây Ninh - Bình Phước),
(21) BHXH khu vực XXX (An Giang - Đồng Tháp),
(22) BHXH khu vực XXXI (Kiên Giang - Hậu Giang),
(23) BHXH khu vực XXXIII (Sóc Trăng - Trà Vinh),
(24) BHXH khu vực XXXIV (Long An - Tiền Giang)
(25) BHXH khu vực XXXV (Bến Tre - Vĩnh Long).
- Các đơn vị trên tiếp tục rà soát, chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và dự kiến bố trí sắp xếp nhân sự khi chính thức hoạt động theo mô hình BHXH khu vực.
- Trong thời gian chưa chính thức hoạt động theo mô hình BHXH khu vực, BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện tập trung tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trên từng địa bàn, đặc biệt chú trọng công tác duy trì và mở rộng độ bao phủ BHXH, BHYT, tiếp nhận và giải quyết chế độ, chính sách theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường công tác giám định BHYT, đảm bảo quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Danh sách 25 BHXH khu vực tổ chức hoạt động theo tổ chức bộ máy mới từ thời điểm 01/6/2025? (Hình từ Internet)
Tiền đóng BHXH có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, cụ thể như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b) Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
c) Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
...
Theo quy định trên thì tiền đóng BHXH (hoặc các khoản bảo hiểm tương tự đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài) sẽ được giảm trừ khi tính thuế TNCN.
Lưu ý: Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
Khi đóng BHXH bắt buộc, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng những quyền lợi sau đây khi đóng BHXH bắt buộc:
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
+ Thông qua người sử dụng lao động.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
...
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.