Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như thế nào?
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 31/2021/NĐ-CP có quy định về đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế cụ thể như sau:
- Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:
+ Mức 1: Tuân thủ cao.
+ Mức 2: Tuân thủ trung bình.
+ Mức 3: Tuân thủ thấp.
+ Mức 4: Không tuân thủ.
- Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được phân loại dựa trên các tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 31/2021/NĐ-CP.
- Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau:
+ Đối với người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/NĐ-CP;
+ Đối với người nộp thuế thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ.
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế qua các biện pháp gì?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 31/2021/NĐ-CP thì căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế được quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2021/NĐ-CP, cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ như sau:
(1) Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.
(2) Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế;
- Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế;
- Được phân loại rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với các mức rủi ro người nộp thuế quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư 31/2021/NĐ-CP.
Người nộp thuế là doanh nghiệp thì phân loại mức độ rủi ro ra sao?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 31/2021/NĐ-CP có quy định về đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế cụ thể như sau:
(1) Phân loại mức độ rủi ro tổng thể
- Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
+ Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.
+ Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.
+ Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.
+ Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.
+ Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.
- Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 31/2021/NĐ-CP.
- Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp:
+ Đối với người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/NĐ-CP;
+ Theo yêu cầu công tác quản lý thuế trong từng thời kỳ, người nộp thuế thuộc các mức rủi ro có thể tiếp tục được phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại (2).
(2) Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế
- Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau:
+ Rủi ro cao.
+ Rủi ro trung bình.
+ Rủi ro thấp.
- Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại khoản 1 Điều này và các tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 31/2021/NĐ-CP;.
- Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro
Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại Chương 4 Thông tư 31/2021/NĐ-CP.
Người nộp thuế là cá nhân thì phân loại mức độ rủi ro như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 31/2021/NĐ-CP có phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế là cá nhân như sau:
- Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
+ Rủi ro cao.
+ Rủi ro trung bình.
+ Rủi ro thấp.
- Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 31/2021/NĐ-CP.
- Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân:
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư 31/2021/NĐ-CP.










- Chính thức triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động trên toàn quốc?
- Quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ như thế nào? Chậm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt thì bị xử phạt ra sao?
- Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân 2025 mới nhất? Điều kiện được hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?
- Từ ngày 01/07/2025, trường hợp nào nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán?
- Khi nào mã số thuế của người nộp thuế bị chuyển sang trạng thái 09 chờ xác minh tình trạng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký?
- Một số lưu ý khi sử dụng ứng dụng eTax Mobile để kiểm tra thông tin Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo quy trình hoàn thuế tự động?
- Tết Thanh minh 2025 là ngày 4 tháng 4 đúng không? Đây có phải là ngày nghỉ lễ dành cho cán bộ, công chức thuế không?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày? Tờ khai thuế GTGT tháng 2 năm 2025 có thời hạn nộp ra sao?
- Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Tiền lương hưu có chịu thuế TNCN không?
- Quy trình giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 thế nào? Đảng viên hưởng lương hưu đóng đảng phí bao nhiêu?