Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào?

Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp thì đăng ký thuế như thế nào?

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào?

Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào?

Theo Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp như sau:

* Chia tổ chức:

- Đối với tổ chức bị chia:

Tổ chức bị chia phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị chia theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 15, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- Đối với tổ chức mới được chia:

Các tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thu theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

* Tách tổ chức:

- Đối với tổ chức bị tách:

Trường hợp sau khi tách, tổ chức bị tách có phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, tổ chức phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;

+ Bản sao Quyết định tách tổ chức hoặc văn bản tương đương;

+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.

Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức bị tách theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 11 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Tổ chức bị tách vẫn sử dụng mã số thuế đã được cấp trước đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế.

- Đối với tổ chức được tách:

Tổ chức được tách phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức được tách, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

* Sáp nhập tổ chức

Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Tổ chức bị sáp nhập:

Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 15, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- Tổ chức nhận sáp nhập:

Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;

+ Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;

+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.

Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức nhận sáp nhập theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 11 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

* Hợp nhất tổ chức:

- Tổ chức bị hợp nhất:

Các tổ chức bị hợp nhất phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các tổ chức bị hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị hợp nhất theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 15, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- Tổ chức hợp nhất:

Tổ chức hợp nhất phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức hợp nhất, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu ở đâu?

Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu được quy định tại Điều 32 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định như sau:

+ Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;

+ Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;

+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả đó.

Đăng ký thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm đăng ký thuế hộ kinh doanh thì phạt bao nhiêu tiền? Thời hạn đăng ký thuế lần đầu đối với hộ kinh doanh là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế nhưng quá 30 ngày không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá thời hạn đăng ký thuế 9 ngày thì bị xử phạt tiền hay cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cung cấp ở nước ngoài đăng ký thuế trực tiếp theo Mẫu 01 NCCNN ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký thuế trong trường hợp tách doanh nghiệp đối với công ty cổ phần như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế nào không phải gửi mẫu 08-MST cho cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước đăng ký thuế trong trường hợp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp thì đăng ký với cơ quan nào?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 26
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;