Đã có Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo Quyết định 420?
Đã có Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo Quyết định 420?
Ngày 28/02/2025 vừa qua, Tổng Cục thuế vừa công bố Quyết định 420/QĐ-TCT 2025 ban hành Đề án “ Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh”.
Tại Mục 1 Quyết định 420/QĐ-TCT 2025 có nêu rõ tính cấp thiết của đề án này như sau:
Trong thời đại nền kinh tế số phát triển, hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, các nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là hộ kinh doanh) cũng phát triển nhanh chóng không chỉ hoạt động theo mô hình truyền thống mà còn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức kinh doanh mới như: kinh doanh thương mại điện tử, hợp tác kinh doanh với tổ chức, kinh doanh trong mô hình kinh tế chia sẻ, kinh doanh cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới... Sự đa dạng về mô hình hoạt động và số lượng lớn hộ kinh doanh tham gia kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, GDP danh nghĩa ước năm 2024 là khoảng 11,2 triệu tỷ đồng, tăng gần 40% so với GDP danh nghĩa năm 2020, trong khi số ước thu từ khu vực hộ kinh doanh (không kể thu từ cá nhân cho thuê tài sản) năm 2024 của nhiều địa phương tăng không đáng kể so với năm 2020, chưa đảm bảo sự đồng tốc trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Trên cơ sở Quyết định số 1500/QĐ-TTg ngày 30/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 2099/QĐ-TCT ngày 24/12/2024 giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2025 cụ thể đối với hộ kinh doanh cho 63 Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Xác định công tác quản lý hộ kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ thu NSNN, Tổng cục Thuế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý hộ kinh doanh, thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong từng khâu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đã đạt những chuyển biến tích cực: Số thu thuế đối với hộ kinh doanh năm 2024 là 25.953 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công tác quản lý hộ kinh doanh còn tồn tại các bất cập như:
(i) Vẫn còn sự khác biệt về chính sách thuế (phương pháp tính thuế, tỷ lệ tính thuế) giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp dẫn đến các hộ kinh doanh quy mô lớn nhưng không chuyển đổi lên doanh nghiệp và rủi ro về việc sử dụng hóa đơn hộ kinh doanh để hợp thức hóa chi phí cho doanh nghiệp;
(ii) Công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành tại nhiều địa phương trong công tác quản lý hộ kinh doanh còn thiếu chặt chẽ, không thường xuyên;
(iii) Công tác hiện đại hóa, chuyển đổi số đối với hộ kinh doanh chưa được chú trọng;
(iv) Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh phát triển nhanh chóng với sự đa dạng về đối tượng, mô hình hoạt động trong khi phương thức quản lý thuế còn thủ công, đội ngũ nhân sự cấp xã phường còn hạn chế, quy mô thu chưa tương xứng chưa tạo sự công bằng trong đóng góp cho NSNN, tạo nên dư luận chưa tốt.
Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng đối với hộ kinh doanh trong năm 2025 và các năm tiếp theo Tổng cục Thuế ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh” để đưa ra các giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tổng thể và tổ chức triển khai các giải pháp thống nhất trên cả nước.
Đã có Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo Quyết định 420? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Quyết định 420/QĐ-TCT 2025 có quy định ciệc thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh" nhằm mục tiêu và nhiệm vụ như sau:
(1) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát:
+ Chuyển đổi chế độ khoán thuế với hộ kinh doanh sang chế độ tự tính, tự khai, tự nộp bằng phương thức điện tử, quản lý số trên cơ sở dữ liệu tập trung.
Bao quát quản lý đầy đủ các đối tượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
+ Nâng dần tỷ trọng đóng góp số thu NSNN của hộ kinh doanh tương ứng với quy mô và sự phát triển của hộ kinh doanh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ 100% cá nhân có đăng ký kinh doanh được quản lý.
+ Tham mưu với chính quyền địa phương, đảm bảo các hộ kinh doanh có kinh doanh đều có ĐKKD theo quy định.
+ Kiện toàn bản đồ số đề quản lý đối tượng.
+ Nâng tỷ lệ đóng góp NSNN của hộ kinh doanh tương ứng với tốc độ tăng trưởng GRDP theo từng địa bàn.
+ 100% Hộ kinh doanh sử dụng phương thức khai thuế điện tử.
+ 80% số thu từ hộ kinh doanh được nộp theo phương thức điện tử.
+ Kiểm soát rủi ro về hóa đơn.
(2) Nhiệm vụ
- Tập trung triển khai công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, hàng ăn và triển khai hóa đơn điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền nhằm chống thất thu thuế.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, kiểm tra góp phần đưa công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế Hộ kinh doanh đi vào nề nếp, đúng quy định; chống thất thu Ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng, công khai, xây dựng ngành thuế ngày càng trong sạch vững mạnh.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ được giao; gắn nhiệm vụ cụ thể của tập thể, cá nhân trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo nguyên tắc: Không bỏ sót hộ kinh doanh; thực hiện điều tra, khảo sát, ấn định doanh thu sát với doanh thu thực tế theo từng ngành nghề, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của từng hộ kinh doanh.
Chuẩn hóa dữ liệu của hộ kinh doanh theo Đề án 06 đồng thời với việc chuẩn hóa dữ liệu quản lý thuế (nợ thuế, nộp thừa thuế,... đúng đối tượng).
- Tuyên truyền, vận động Hộ kinh doanh đủ điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký sử dụng hóa đơn; thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, thông tin của Hộ kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để người nộp thuế ổn định sản xuất, kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và phòng ngừa rủi ro trong quản lý thuế, không để xảy ra tình trạng mua, bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
- Thực hiện rà soát, kiểm tra phát hiện những Hộ kinh doanh chưa quản lý thuế, Hộ kinh doanh có doanh thu chưa sát với ngành nghề, quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế; Hộ kinh doanh thực hiện khai thuế, sử dụng hóa đơn chưa đúng quy định; qua đó nắm bắt những việc đã làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, đồng thời xử lý những Hộ kinh doanh có sai phạm về thuế và công chức có sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; triển khai thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế 2019, các Luật thuế và Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.
Các phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo Quyết định 420 ra sao?
Căn cứ theo mục 2,4 Phần 2 Quyết định 420/QĐ-TCT 2025 có quy định về các phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
- Các phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh được triển khai nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, góp phần nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước và tạo môi trường kinh doanh công bằng.
- Một trong những phương pháp quan trọng là phương pháp kê khai thuế, áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu lớn, có sử dụng hóa đơn và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán theo quy định. Với phương pháp này, hộ kinh doanh phải tự kê khai doanh thu, chi phí và tính số thuế phải nộp. Cơ quan thuế giám sát và kiểm tra việc kê khai để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
- Phương pháp tiếp theo là phương pháp thuế khoán, áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ, không thực hiện chế độ kế toán đầy đủ. Cơ quan thuế căn cứ vào quy mô kinh doanh, ngành nghề, địa điểm và các yếu tố liên quan để xác định mức thuế