Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng nào?

Biện pháp cưỡng chế thuế trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với các đối tượng nào?

Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản
1. Đối tượng áp dụng
a) Áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 Thông tư này.
b) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế này.
...

Như vậy, biện pháp cưỡng chế thuế trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản được áp dụng với đối tượng bị cưỡng chế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác, gồm:

- Đối với người nộp thuế

+ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

- Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng nào?

Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Thời điểm ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản?

Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư 215/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC thì quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản phải được ban hành tại các thời điểm sau:

- Sau ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày: Số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định của pháp luật.

- Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế.

- Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản?

Căn cứ tại Điều 129 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
3. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.

Như vậy, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản là:

- Có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước;

- Thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.

Cưỡng chế thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào người nộp thuế bị cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Gửi quyết định cưỡng chế thuế đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp bị cưỡng chế thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thi hành quyết định cưỡng chế thuế trong thời hiệu bao lâu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;