Công ty Luật hợp danh có thuộc đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế không?
Công ty Luật hợp danh có thuộc đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế như sau:
Đối tượng đăng ký thuế
...
2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
…
Như vậy, công ty Luật hợp danh thuộc lĩnh vực luật sư, nên sẽ là đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Công ty Luật hợp danh có thuộc đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế;
+ Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế như sau:
(1) Đối với hồ sơ bằng giấy:
- Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.
- Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
- Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
(2) Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Thời hạn đăng ký thuế lần đầu là bao lâu?
Căn cứ Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn đăng ký thuế lần đầu như sau:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
+ Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
+ Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
+ Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
+ Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
+ Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
+ Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.
- Tải mẫu 24/ĐK-TCT văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân ở đâu?
- Mẫu 08/CK-TNCN tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Thay đổi ký hiệu hóa đơn điện tử trong năm 2025 như thế nào?
- Nghị định 180 năm 2024 quy định mức giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 174 2024 có hiệu lực đến khi nào?
- Hướng dẫn điền Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 200?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2024 là khi nào?
- Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi tính thuế TNCN năm 2025 là bao nhiêu?
- Các loại hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025?
- Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2025 ra sao?
- Nghị định giảm thuế GTGT 2025 là nghị định nào?