Công thức tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức nào?

Công thức tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Theo Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm:

- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng;

- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Theo đó, về nguyên tắc thì công thức tính thuế GTGT sẽ như sau:

Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT

Tuy nhiên, để phù hợp với từng đối tượng áp dụng thuế GTGT thì việc tính thuế GTGT sẽ có sự khác nhau khi áp dụng 02 phương pháp tính thuế GTGT.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Công thức tính thuế giá trị gia tăng như thế nào? (Hình từ Internet)

Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) và Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định về thuế suất thuế GTGT như sau:

(1) Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:

- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.

- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

- Dịch vụ cấp tín dụng;

- Chuyển nhượng vốn;

- Dịch vụ tài chính phái sinh;

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

- Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

(2) Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:

- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

- Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

- Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

- Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

- Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở

(3) Mức thuế suất 8% áp dụng cho một số hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT (từ 10% xuống 8%) theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP.

(4) Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất 0% và 5% và 8%.

Như vậy, tùy vào từng đối tượng chịu thuế, mức thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2024 được áp dụng là 0%, 5%, 10% hoặc 8%.

Đối tượng nào phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định về những đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Công thức tính thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính thuế bảo vệ môi trường ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 46

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;