Công tác lưu trữ ngành Thuế là gì?

Như thế nào là công tác lưu trữ ngành Thuế?

Công tác lưu trữ ngành Thuế là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 1 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 như sau:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
Công tác lưu trữ bao gồm công tác thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu có hiệu quả và tiêu hủy các hồ sơ, tài liệu đã hết giá trị. Tài liệu lưu trữ là những tài liệu đã kết thúc công việc ở văn thư cơ quan; đã được lập hồ sơ và tập trung bảo quản tại các kho lưu trữ của ngành Thuế.
Các hoạt động liên quan đến công tác lưu trữ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, công tác lưu trữ ngành Thuế bao gồm công tác thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu có hiệu quả và tiêu hủy các hồ sơ, tài liệu đã hết giá trị.

Lưu ý: Tài liệu lưu trữ là những tài liệu đã kết thúc công việc ở văn thư cơ quan; đã được lập hồ sơ và tập trung bảo quản tại các kho lưu trữ của ngành Thuế.

Cơ quan nào là đầu mối chỉ đạo nghiệp vụ đối với công tác lưu trữ ngành Thuế?

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về lưu trữ được quy định tại Điều 4 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 như sau:

Điều 4. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về lưu trữ.
Văn phòng Tổng cục Thuế có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thống nhất quản lý và là đầu mối chỉ đạo nghiệp vụ đối với công tác lưu trữ ngành Thuế; trao đổi và quan hệ giao dịch với Lưu trữ Bộ Tài chính; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và các ngành liên quan.

Theo đó, Văn phòng Tổng cục Thuế là đầu mối chỉ đạo nghiệp vụ đối với công tác lưu trữ ngành Thuế.

LƯU TRỮ NGÀNH THÚEE

Công tác lưu trữ ngành Thuế là gì? (Hình từ Internet)

Việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ ngành Thuế như thế nào?

Việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ ngành Thuế được quy định tại Điều 9 Quy chế công tác lưu trữ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2205/QĐ-TCT năm 2015 như sau:

Việc xác định giá trị tài liệu để bảo quản và loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy do Hội đồng xác định giá trị tài liệu xem xét và đề xuất với Thủ trưởng cơ quan Thuế quyết định.

[1] Thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu;

* Tại cơ quan Tổng cục Thuế, Hội đồng xác định giá trị tài liệu gồm có:

- Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế: Chủ tịch Hội đồng;

- Trưởng Phòng Hành chính - Lưu trữ: Ủy viên Thường trực;

- 01 Chuyên viên chuyên trách lưu trữ thuộc Phòng Hành chính - lưu trữ: Ủy viên kiêm thư ký;

- Đại diện Lãnh đạo các Vụ, đơn vị có tài liệu: Ủy viên.

- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu xác định giá trị tài liệu của các Vụ, đơn vị: ủy viên,

* Tại Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- 01 Lãnh đạo Cục Thuế phụ trách công tác Hành chính - Văn phòng: Chủ tịch Hội đồng;

- Bộ phận Lưu trữ Chi cục Thuế (Đội Hành chính Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh).

- Trưởng phòng Hành chính - Lưu trữ (đối với Cục Thuế thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) hoặc 01 Lãnh đạo Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Ủy viên thường trực;

- 01 Chuyên viên lưu trữ đối với Cục Thuế TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hoặc 01 nhân viên văn thư - lưu trữ thuộc Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Ủy viên kiêm thư ký;

- Đại diện lãnh đạo các Phòng có tài liệu: Ủy viên;

- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu xác định giá trị của phòng: Ủy viên;

* Tại các Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là chi cục Thuế quận, huyện);

- Chi cục Trưởng là Chủ tịch Hội đồng;

- Đội trưởng Đội Hành chính - Quản trị - Tài vụ: Ủy viên kiêm thư ký;

- 01 nhân viên văn thư - lưu trữ thuộc Tổ Hành chính: Ủy viên;

- Đại diện Lãnh đạo các Tổ, Đội có tài liệu: Ủy viên.

[2] Cơ sở để xác định giá trị tài liệu: Căn cứ Bảng Thời hạn bảo quản tài liệu của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 374/QĐ-TCT ngày 05/4/2013 của Tổng cục Thuế; trong đó phân ra tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn, tài liệu cần bảo quản có thời hạn tính bằng số lượng năm và tài liệu hết giá trị loại ra tiêu hủy.

Lưu ý: Đối với hoạt động thường xuyên cho công tác lưu trữ như xác định giá trị tài liệu được lấy từ kinh phí khoán của ngành Thuế. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ kinh phí cho công tác lưu trữ của đơn vị mình.

Công tác lưu trữ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác lưu trữ ngành Thuế là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 25

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;