Công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong trường hợp nào?
Công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với các trường hợp sau:
- Người nộp thuế ngừng hoạt động, đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (trạng thái 01).
- Người nộp thuế ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (trạng thái 03).
- Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh (trạng thái 05).
- Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (trạng thái 06).
- Người nộp thuế khôi phục mã số thuế theo Thông báo mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Người nộp thuế có vi phạm pháp luật về đăng ký thuế.
Công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nội dung, hình thức và thời hạn công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định nội dung, hình thức và thời hạn công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế như sau:
- Nội dung công khai: Các thông tin ghi trên Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Hình thức công khai: Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Thời hạn công khai: Chậm nhất trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo hoặc cập nhật trạng thái mã số thuế theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chuyển đến.
Đối tượng đăng ký thuế gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 thì đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ đăng ký thuế lần đầu được quy định như sau:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế;
+ Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu ở đâu?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Quản lý thuế 2019 thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu được quy định như sau:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định như sau:
+ Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;
+ Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;
+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả đó.
- Những nội dung thay đổi về thủ tục hoàn thuế từ năm 2025?
- Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến? Cá nhân bán hàng trực tuyến phải đóng những loại thuế gì?
- Link mua hàng Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến? Đoàn viên hiện nay đóng đoàn phí bao nhiêu?
- Từ 01/01/2025 áp dụng biện pháp cưỡng chế nào cho người nộp thuế có tiền thuế nợ?
- Bổ sung đối tượng là chủ hộ kinh doanh nợ thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh từ 01/01/2025?
- Từ 01/01/2026 doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế giá trị gia tăng?
- Mức thu phí bảo vệ môi trường với khí thải từ 05/01/2025?
- Có phải lập hóa đơn điều chỉnh khi hóa đơn sai sót địa chỉ người mua?
- Có phải lập hóa đơn điều chỉnh khi hóa đơn sai sót tên người mua?
- Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế được quy định như thế nào?