Công chức thuế có làm việc vào thứ 7 không?
Công chức thuế có làm việc vào thứ 7 không?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2010 có quy định về chế độ làm việc đối với cán bộ công chức thuế như sau:
Chế độ, chính sách và bảo đảm điều kiện làm việc:
1. Cán bộ, công chức làm việc vào ngày thứ 7 sẽ được bố trí nghỉ bù vào các ngày khác, đảm bảo làm việc 40 giờ trong tuần theo đúng quy định tại Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ. Nếu đơn vị không bố trí nghỉ bù được thì được hưởng chế độ, chính sách trả lương làm thêm giờ theo chế độ quy định của Nhà nước như sau:
- Ngày làm việc vào thứ 7 được trả bằng 200% của tiền lương ngày làm việc bình thường của ngạch, bậc lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cộng (+) thêm phần lương tăng thêm 0,8 của ngành theo chế độ (tức được hưởng 2,8 lần tiền lương ngày làm việc bình thường theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp).
- Trường hợp làm việc vào ngày thứ 7 mà đã được nghỉ bù thì được hưởng lương bằng 100% tiền lương giờ của ngạch, bậc lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cộng (+) thêm phần lương tăng thêm 0,8 lần của ngành theo chế độ.
2. Kinh phí cho việc bố trí làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của ngành Thuế.
Như vậy, công chức thuế làm việc vẫn làm việc vào thứ 7 và sẽ được bố trí bù vào các ngày khác, đảm bảo làm việc 40 giờ trong tuần theo đúng quy định.
Tiền lương thứ 7 = 2,8 lần tiền lương ngày làm việc bình thường theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp.
- Trường hợp làm việc vào ngày thứ 7 mà đã được nghỉ bù thì được hưởng lương bằng 100% tiền lương giờ của ngạch, bậc lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cộng (+) thêm phần lương tăng thêm 0,8 lần của ngành theo chế độ.
Công chức thuế có làm việc vào thứ 7 không? (Hình từ Internet)
Trang phục thuế là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 có nêu sau đây:
Giải thích từ ngữ
1. Trang phục thuế Việt Nam (sau đây gọi là Trang phục thuế) theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ do Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho công chức Thuế.
2. Trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan theo quy định của Bộ Công an do các đơn vị chủ động mua sắm, cấp phát từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
3. Trang phục cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động Nghị định số 68/2000/NĐ-CP theo quy định của Tổng cục Thuế được Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho người lao động.
4. Thường phục dân sự: Là các loại trang phục công sở ngoài quy định tại điểm 1, 2, 3 điều này.
5. Thẻ công chức: Là công cụ để nhận biết và xác định vị trí, chức danh của từng công chức trong cơ quan, đơn vị theo quy định tại Quyết định số 06/2008/QĐ-BNV ngày 22/12/2008 của Bộ Nội vụ. Thẻ công chức được cơ quan thuế các cấp phát cho công chức, người lao động trong ngành Thuế theo quy định.
Theo đó, Trang phục thuế Việt Nam (sau đây gọi là Trang phục thuế) theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ do Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho công chức Thuế.
Công chức mặc Trang phục thuế đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc khi mang, mặc trang phục
1. Trang phục thuế phải sử dụng đúng mục đích theo quy định. Công chức mặc Trang phục thuế phải đồng bộ, thống nhất theo quy định của từng loại Trang phục thuế; khi mặc trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa. Công chức mặc trang phục xuân hè phải để áo trong quần, juýp (nữ), khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ hoặc theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền), không sử dụng các phụ kiện hoặc trang sức khác quy định của Trang phục thuế để đeo phía ngoài làm thay đổi, ảnh hưởng đến kết cấu của Trang phục thuế, gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Nghiêm cấm viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục.
3. Nghiêm cấm công chức sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế vào mục đích cá nhân. Không sử dụng Trang phục thuế khi không thực thi nhiệm vụ.
Theo đó, công chức mặc Trang phục thuế phải đồng bộ, thống nhất theo quy định của từng loại Trang phục thuế; khi mặc trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa.
- Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên ở trong tổ chức chính trị - xã hội đóng đảng phí bao nhiêu?
- 02 cách điền Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng đảng phí bao nhiêu?
- Các bước nộp trực tiếp mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động? Người lao động là đoàn viên công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước phải nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online? Người lao động là đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn 2 cách nộp mẫu 01/PLI Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Người lao động là Đoàn viên ở đơn vị lực lượng vũ trang nộp đoàn phí bao nhiêu?
- Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm? Người lao động là Đoàn viên ở tổ chức xã hội phải đóng đoàn phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ mới nhất năm 2024?
- 3 loại phí ra sổ hồng chung cư là gì?
- Mẫu CTT50 là mẫu biên lai thu thuế đúng không?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ là mẫu nào theo Thông tư 78?