Con nuôi chưa thành niên có phải là người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân có bao gồm con nuôi chưa thành niên không?

Con nuôi chưa thành niên có phải là người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng như sau:

Giảm trừ gia cảnh
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, con nuôi chưa thành niên, tức người chưa đủ 18 tuổi, sẽ được xem là người phụ thuộc khi người lao động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.

Con nuôi chưa thành niên có phải là người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Con nuôi chưa thành niên có phải là người phụ thuộc của người nộp thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)

Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc và tăng lũy tiến theo số lượng người phụ thuộc.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014, khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

+ Tiền lãi cho vay;

+ Lợi tức cổ phần;

+ Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

+ Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

+ Trúng thưởng xổ số;

+ Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;

+ Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;

+ Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;

+ Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Người phụ thuộc
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo mẫu đăng ký người phụ thuộc 20ĐK Thông tư 105 thì có thời gian giảm trừ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền đăng ký người phụ thuộc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc có cần chứng thực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phụ thuộc là con đến mấy tuổi? Điều kiện để người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập dưới 01 triệu mới được tính là người phụ thuộc đối với đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phụ thuộc phải có mã số thuế mới được tính giảm trừ gia cảnh đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phụ thuộc đang hưởng lương hưu thì có được đăng ký giảm trừ gia cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký người phụ thuộc là cha mẹ ngoài độ tuổi lao động có cần giấy xác nhận thu nhập của cha mẹ không?
Tác giả:
Lượt xem: 130

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;