Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?

Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không? Quy định về nơi nộp thuế GTGT ra sao?

Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
...

Theo đó, đối với trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Vậy nên, cơ sở dạy học mầm non không phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ

Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?

Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không? (Hình từ Internet)

Quy định về nơi nộp thuế GTGT ra sao?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về nơi nộp thuế GTGT như sau:

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:

+ Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

+ Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

- Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.

Thời điểm xác định thuế GTGT được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Chịu thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại không chịu Thuế GTGT từ 01/07/2025?
Cọc tre chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu? Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với đối tượng chịu thuế là bao nhiêu?
Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ra nước ngoài có chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu đánh bắt xa bờ chuyển sang chịu thuế GTGT 5% từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số đối tượng sẽ phải chịu thuế GTGT khi Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không chịu thuế GTGT theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
2 sản phẩm không chịu thuế giá trị gia tăng chuyển sang chịu thuế GTGT 5% từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô con phải chịu thuế GTGT là bao nhiêu?
Tác giả:
Lượt xem: 56

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;