Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan nào là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế?

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm những cơ quan nào?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm:

[1] Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại mục [3];

[2] Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;

[3] Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định 15/2021/QĐ-TTg;

[4] Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;

[5] Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế được quy định như thế nào?

Trách nhiệm quản lý thuế đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành (trừ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC), cụ thể:

- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

- Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế.

- Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế khai thuế, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

- Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp.

- Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC, Điều 26 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương VI Thông tư 80/2021/TT-BTC.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).

- Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

+ Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC để hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế xác định số thuế phải nộp cho từng địa bàn nhận phân bổ và nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp kèm theo hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

+ Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp của người nộp thuế (bao gồm cả số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ).

+ Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước của địa bàn nhận phân bổ.

+ Chủ trì thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC biết, phối hợp.

+ Chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC biết, phối hợp.

+ Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp của khoản thuế nợ tại địa bàn nhận phân bổ.

+ Chủ trì tiếp nhận văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế nộp thừa tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC để xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC, Điều 26 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

+ Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC để xử lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC.

+ Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC để xử lý theo quy định tại Chương VI Thông tư 80/2021/TT-BTC.

+ Chủ trì và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có) bao gồm cả việc xác định số thuế phải nộp cho địa bàn nhận phân bổ.

+ Tổng hợp số liệu và báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân kết quả thu ngân sách nhà nước theo quy định đối với tất cả các khoản nộp vào ngân sách nhà nước, khoản hoàn trả cho người nộp thuế trên địa bàn, bao gồm cả khoản thu thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế quản lý trực tiếp khác nhưng người nộp thuế đóng trụ sở chính trên địa bàn.

Các nguyên tắc khi quản lý thuế là gì?

Nguyên tắc quản lý thuế được quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

Cơ quan thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào Cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền 2024 tới hộ kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có chức vụ, quyền hạn trong ngành Thuế là ai? Quy tắc ứng xử ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế lựa chọn kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế cần phải đảm bảo điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 30/ĐK-TCT Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế là gì? Cơ quan thuế ngoài việc thu thuế thì có phổ biến pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
04 Cơ quan thuế tại Việt Nam là những cơ quan nào?
Tác giả:
Lượt xem: 105

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;