Cơ quan thuế là gì? Cơ quan thuế ngoài việc thu thuế thì có phổ biến pháp luật không?

Hiểu thế nào về cơ quan thuế cho đúng quy định pháp luật? Cơ quan quản lý thuế ngoài việc thu thuế thì có phổ biến pháp luật cho người dân về thuế không?

Cơ quan thuế là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Như vậy, cơ quan thuế là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm những cơ quan sau:

- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.

Cơ quan thuế ngoài việc thu thuế thì có phổ biến pháp luật cho người dân về thuế không?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan thuế sẽ có một số nhiệm vụ như sau:

[1] Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.

[2] Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

[3] Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

[4] Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.

[5] Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế

[6] Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

[7] Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

[8] Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.

[9] Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

[10] Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

[11] Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Như vậy, ngoài nhiệm vụ thu thuế thì cơ quan thuế còn có nhiệm vụ phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế đến với công chúng.

Phân chia phạm vi của cơ quan thuế quản lý trực tiếp ra sao?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về cơ quan thuế quản lý trực tiếp như sau:

Phân chia phạm vi của cơ quan thuế quản lý trực tiếp như sau:

- Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế

- Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;

- Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định 15/2021/QĐ-TTg;

- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;

- Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người có chức vụ, quyền hạn trong ngành Thuế là ai? Quy tắc ứng xử ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế lựa chọn kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế cần phải đảm bảo điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 30/ĐK-TCT Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế bao gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế là gì? Cơ quan thuế ngoài việc thu thuế thì có phổ biến pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
04 Cơ quan thuế tại Việt Nam là những cơ quan nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 50
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;