Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường nhà nước gồm những cơ quan nào?
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường nhà nước gồm những cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 về cơ quan Thuế giải quyết bồi thường nhà nước như sau:
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại tại cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế. Cụ thể như sau:
(1) Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 2 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023.
(2) Tổng cục Thuế, Cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến việc ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023.
Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường nhà nước gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước trong phạm vi nào?
Cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước trong phạm vi được quy định tại Điều 2 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023, cụ thể như sau:
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
- Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, cụ thể như sau:
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
...
6. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;
c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
- Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế.
Việc giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Việc giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 6 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023, cụ thể như sau:
- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
- Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
- Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
- Hướng dẫn nộp thuế môn bài online 2025 chi tiết?
- Tải về mẫu 20-ĐK-TH-TCT Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo Thông tư 86 áp dụng từ 06/02/2025?
- Cách điền mẫu 20-ĐK-TH-TCT Tờ khai đăng ký người phụ thuộc mới nhất theo Thông tư 86?
- Xe máy dưới 125cc được giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025?
- Hướng dẫn tạo dữ liệu mã QR của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Công văn 1805? Giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ra sao?
- Mẫu 25/ĐK-TCT Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mới nhất theo Thông tư 86?
- Tải mẫu 30/ĐK-TCT Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến mới nhất 2025?
- Những đối tượng nào được nhận tiền thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Các khoản tiền thưởng đột xuất có phải đóng thuế TNCN?
- Cơ quan quản lý thuế có được phép sử dụng kinh phí nhà nước để mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác thuế không?
- Mẫu Bản nhận xét Đảng viên dự bị mới nhất năm 2025? Đảng viên dự bị có phải đóng Đảng phí không?