Cơ quan quản lý thuế thực hiện hợp tác quốc tế về thuế như thế nào?

Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế được quy định ra sao?

Hợp tác quốc tế về thuế có thuộc nội dung của quản lý thuế không?

Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Nội dung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
4. Quản lý thông tin người nộp thuế.
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
10. Hợp tác quốc tế về thuế.
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Như vậy, hợp tác quốc tế về thuế là một trong các nội dung của quản lý thuế.

Cơ quan quản lý thuế thực hiện hợp tác quốc tế về thuế như thế nào?

Cơ quan quản lý thuế thực hiện hợp tác quốc tế về thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan quản lý thuế thực hiện hợp tác quốc tế về thuế như thế nào?

Theo Điều 12 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế thực hiện như sau:

- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài;

- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết;

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên bao gồm:

+ Đề nghị cơ quan quản lý thuế nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế tại nước ngoài đối với các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khi người nộp thuế không còn ở Việt Nam;

+ Thực hiện hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế nước ngoài đối với các khoản nợ thuế phải nộp tại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợ thuế theo quy định của Luật này và phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.

Cơ quan nào tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế?

Căn cứ Điều 15 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;
b) Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;
e) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;
g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Kết nối, tiếp nhận thông tin với cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, tiếp nhận các hồ sơ do cơ quan quản lý thuế phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế chuyển đến, tiến hành điều tra, xử lý tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra vụ án thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý thuế biết rõ lý do và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế giải quyết theo thẩm quyền.
...

Như vậy, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế là trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngoài Tổng cục Thuế, cơ quan quản lý thuế còn bao gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 06/02/2025, người nộp thuế tạm ngừng hoạt động có phải gửi thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 303 doanh nghiệp lớn do Cục Thuế doanh nghiệp lớn được phân công trực tiếp quản lý thuế năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm kết thúc năm tính thuế ra sao? Nguyên tắc quản lý thuế từ năm 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì có bị xử phạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trái phép tiền thuế có bị hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ có phải là hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý thuế?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 102

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;