Cơ quan quản lý thuế quản lý thu có quản lý thu đối với tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính không?
Cơ quan quản lý thuế quản lý thu có quản lý thu đối với tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
...
Đối chiếu quy định trên thì cơ quan quản lý thuế quản lý thu những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước như:
[1] Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
[2] Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
[3] Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
[4] Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
[5] Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
[6] Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
[7] Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
[8] Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính là một trong những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước mà cơ quan quản lý thuế quản lý thu.
Cơ quan quản lý thuế quản lý thu có quản lý thu đối với tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Cơ quan hải quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
Đối chiếu quy định trên thì cơ quan quản lý thuế sẽ gồm:
- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
- Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
Như vậy, cơ quan hải quan cũng là một trong những cơ quan quản lý thuế.
Cơ quan quản lý thuế có đàm phán ký kết với cơ quan quản lý thuế nước ngoài hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài;
3. Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết;
4. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên bao gồm:
a) Đề nghị cơ quan quản lý thuế nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế tại nước ngoài đối với các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khi người nộp thuế không còn ở Việt Nam;
b) Thực hiện hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế nước ngoài đối với các khoản nợ thuế phải nộp tại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợ thuế theo quy định của Luật này và phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.
Theo đó, trong việc hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Tổng cục Thuế có bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng?
- Từ ngày 01/01/2025, ô tô nào được miễn đăng kiểm lần đầu? Phí đăng kiểm hiện nay được tính như thế nào?
- Ngày 9 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Thời hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp rơi vào ngày mấy năm 2025?
- Ngày 21 tháng Chạp là ngày gì? Thời hạn cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền cho hộ khoán rơi vào ngày 21 tháng Chạp?
- Cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được thay đổi như thế nào từ 01/01/2025?
- Không còn quy định về trả tiền lãi cho người nộp thuế nếu cơ quan thuế chậm hoàn thuế từ 01/01/2025 ?
- Bảng giá đất Hà Nội 2024 mới nhất như thế nào? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất?
- Đã có Quyết định 71 về Bảng giá đất Hà Nội thay thế Quyết định 30? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai là gì? Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bao gồm những gì?
- Thu nhập tính thuế là gì? Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế ra sao?