Cơ quan quản lý thuế có phải hạch toán kế toán tiền thuế đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không?

Quy định về việc thực hiện chế độ kế toán của cơ quan quản lý thuế như thế nào?

Cơ quan quản lý thuế có phải hạch toán kế toán tiền thuế đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Kế toán, thống kê về thuế
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kế toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn, giảm, xóa nợ, không thu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan quản lý thuế thực hiện thống kê số tiền thuế được ưu đãi, miễn, giảm và các thông tin thống kê khác về thuế, người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thống kê và pháp luật về thuế.
3. Hằng năm, cơ quan quản lý thuế nộp báo cáo kế toán, thống kê về thuế cho cơ quan có thẩm quyền và thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì cơ quan quản lý thuế phải tiến hành chế độ kế toán tức phải hạch toán kế toán tiền thuế đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn, giảm, xóa nợ, không thu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Cơ quan quản lý thuế có phải hạch toán kế toán tiền thuế đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không?

Cơ quan quản lý thuế có phải hạch toán kế toán tiền thuế đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không? (Hình từ Internet)

Cơ quan quản lý thuế có quản lý thu về khoản tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trong những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thì trong đó có khoản tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Nhiệm vụ và quyền của cơ quan quản lý thuế trong quản lý thuế tại Việt Nam?

Theo đó về 11 nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế sẽ được quy định chi tiết tại Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 gồm:

Nhiệm vụ 1. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhiệm vụ 2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhiệm vụ 3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ 4. Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ 5. Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhiệm vụ 6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ 7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

Nhiệm vụ 8. Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.

Nhiệm vụ 9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Nhiệm vụ 10. Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhiệm vụ 11. Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Bên cạnh đó về 19 quyền hạn của cơ quan quản lý thuế thì sẽ được quy định tại Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 gồm có:

Quyền [1] Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

Quyền [2] Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

Quyền [3] Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

Quyền [4] Ấn định thuế.

Quyền [5] Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Quyền [6] Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

Quyền [7] Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Quyền [8] Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.

Quyền [9] Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.

Quyền [10] Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.

Cơ quan quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế gồm những cơ quan nào? Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
08 khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế có quyền công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế có quyền gì để ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Kiểm tra sau thông quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan quản lý thuế có được chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có được quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Hải quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 61

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;