Cơ quan quản lý thuế có được phép sử dụng kinh phí nhà nước để mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác thuế không?
Cơ quan quản lý thuế mua thông tin, tài liệu của các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ công tác quản lý được không?
Từ ngày 05/12/2020, Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định về mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp để phục vụ công tác quản lý thuế. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp để phục vụ công tác quản lý thuế
1. Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan là việc cơ quan quản lý thuế mua của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước các thông tin, tài liệu, dữ liệu mà cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước khác không có hoặc không cung cấp theo quy định của pháp luật hoặc thông tin, tài liệu, dữ liệu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế.
...
Theo đó, quy định này cho phép cơ quan quản lý thuế mua của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước các thông tin, tài liệu, dữ liệu mà cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước khác không có hoặc không cung cấp theo quy định của pháp luật hoặc thông tin, tài liệu, dữ liệu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
Như vậy, hiện nay cơ quan quản lý thuế được quyền mua thông tin, tài liệu của các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ công tác quản lý thuế.
Lưu ý: Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
- Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
(Theo khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019)
Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp để phục vụ công tác quản lý thuế (Hình từ Internet)
Việc mua thông tin, tài liệu của cơ quan quản lý thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định việc mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của cơ quan quản lý thuế để phục vụ hoạt động thường xuyên và các nhu cầu phát sinh như sau:
(i) Mua cơ sở dữ liệu thương mại phục vụ cho công tác quản lý thuế thường xuyên bao gồm:
+ Hoạt động quản lý thuế doanh nghiệp lớn;
+ Hoạt động quản lý thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh, cá nhân;
+ Hoạt động thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế;
+ Hoạt động quản lý thuế về doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết và;
+ Các hoạt động quản lý thuế khác của cơ quan quản lý thuế.
(ii) Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu theo các vụ việc phát sinh trong quá trình quản lý thuế bao gồm các hoạt động: Kê khai, ấn định, thanh tra, kiểm tra và các vụ việc phát sinh khác trong hoạt động quản lý thuế.
(iii) Mua thông tin phục vụ việc xác định xuất xứ, trị giá, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu, xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, xác minh các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Cơ quan quản lý thuế có được sử dụng kinh phí nhà nước để mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định nguồn kinh phí mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản lý thuế do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan quản lý thuế, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định việc mua thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản lý thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Việc mua thông tin, tài liệu, dữ liệu được chỉ định và ký hợp đồng trực tiếp với cá nhân, tổ chức cung cấp. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung, mức chi, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí mua thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế.
Lưu ý:
- Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu mua của các tổ chức, cá nhân đúng mục đích và đối tượng theo quy định của pháp luật.
- Thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan quản lý thuế mua được sử dụng làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan của người nộp thuế.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
+ Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
- Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của nhà nước hiện nay như thế nào?
- Chi phí đi lại là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Chi phí thù lao là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?