Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu?
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu?
Căn cứ Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất
1. Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:
a) Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;
b) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
c) Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
2. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.
3. Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương III của Luật này.
Như vậy, theo quy định thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành:
- Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
- Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 việc ban hành biểu thuế, thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu;
Chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
(2) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
(4) Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
(5) Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự;
Thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô;
Thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
Tính thuế xuất nhập khẩu dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
- Hướng dẫn 3 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong Hội cựu chiến binh Việt Nam đóng đảng phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn đăng ký thuế lần đầu cho người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh trực tiếp tại cơ quan thuế?
- Cách nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công?
- Cách viết hoàn chỉnh Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A? Đảng viên là công an thì đóng đảng phí bao nhiêu?
- Hướng dẫn xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành thuế?
- Chính thức điều chỉnh tăng lương hưu mới từ ngày 01/07/2025? Tăng lương hưu có ảnh hưởng mức đóng thuế TNCN không?
- Kiểm tra viên trung cấp thuế là ai? Thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Kiểm tra viên chính thuế là ai?
- Trung tâm tin học có chịu thuế GTGT không?
- Thuế GTGT đối với dịch vụ điều trị nội nha là bao nhiêu?