Có phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn?
- Có phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn?
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì thời hạn bảo lãnh sẽ như thế nào?
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ mà chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì giải quyết ra sao?
Có phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Miễn thuế
...
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
...
Như vậy, sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn (bao gồm cả thời gian gia hạn).
Có phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong thời hạn? (Hình từ Internet)
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì thời hạn bảo lãnh sẽ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
+ Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
+ Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;
+ Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Trường hợp sử dụng hình thức đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn), người nộp thuế phải nộp một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước.
Việc hoàn trả tiền đặt cọc thực hiện như quy định về hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ mà chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì giải quyết ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, quá thời hạn lưu giữ, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam thì cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước;
- Đối với trường hợp bảo lãnh thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền tương ứng với số tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan.
- Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của nhà nước hiện nay như thế nào?
- Chi phí đi lại là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Chi phí thù lao là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?