Có phải đóng thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu túi ni lông được làm từ HDPE?
Có phải đóng thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu túi ni lông được làm từ HDPE?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Và theo Điều 1 Thông tư 159/2012/TT-BTC thì:
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, đối chiếu quy định thì túi ni lông được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin) sẽ phải đóng thuế bảo vệ môi trường.
Có phải đóng thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu túi ni lông được làm từ HDPE? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định những đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
(1) Hàng hóa không quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
(2) Hàng hóa quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
Hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Hoàn thuế bảo vệ môi trường trong 5 trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định những trường hợp hoàn thuế bảo vệ môi trường như sau:
(1) Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
(2) Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
(3) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất.
(4) Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài;
(5) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông đưa vào tiêu dùng nội bộ là khi nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường như sau:
Thứ nhất: Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
Thứ hai: Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
Thứ ba: Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Thứ tư: Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Như vậy, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông đưa vào tiêu dùng nội bộ là thời điểm đưa túi ni lông vào sử dụng.
- Cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được thay đổi như thế nào từ 01/01/2025?
- Không còn quy định về trả tiền lãi cho người nộp thuế nếu cơ quan thuế chậm hoàn thuế từ 01/01/2025 ?
- Bảng giá đất Hà Nội 2024 mới nhất như thế nào? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất?
- Đã có Quyết định 71 về Bảng giá đất Hà Nội thay thế Quyết định 30? Hiện nay ai phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai là gì? Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bao gồm những gì?
- Thu nhập tính thuế là gì? Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế ra sao?
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y không chịu thuế GTGT từ 01/07/2025 phải không?
- 08 dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại không chịu Thuế GTGT từ 01/07/2025?
- Những nội dung thay đổi về thủ tục hoàn thuế từ năm 2025?
- Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến? Cá nhân bán hàng trực tuyến phải đóng những loại thuế gì?