Có nộp tiền thuế qua Internet Banking được không?

Tiền thuế có được nộp qua Internet Banking không? Quy trình nộp tiền thuế qua Internet Banking?

Có nộp tiền thuế qua Internet Banking được không?

Tại Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm và hình thức nộp thuế như sau:

Địa điểm và hình thức nộp thuế
1. Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Đồng t hời, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 328/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 72/2021/TT-BTC quy định hình thức thu ngân sách nhà nước như sau:

Các hình thức thu ngân sách nhà nước
1. Thu bằng chuyển khoản:
a) Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại NHTM, NHTM thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN chuyển vào tài khoản của KBNN để ghi thu NSNN.
b) Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại KBNN, KBNN thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN để ghi thu NSNN.
c) Thu bằng phương thức điện tử, bao gồm:
- Qua dịch vụ nộp thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế (cơ quan Thuế hoặc cơ quan Hải quan);
- Qua dịch vụ thanh toán điện tử của NHTM như ATM, Internetbanking, Mobile banking, POS hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác của NHTM;
- Qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch công cấp bộ, cấp tỉnh

Như vậy, người nộp thuế có thể nộp thuế qua dịch vụ thanh toán điện tử do ngân hàng cung cấp như ATM, Internet banking, Mobile banking, POS hoặc các hình thức khác của ngân hàng.

Có nộp tiền thuế qua Internet Banking được không?

Có nộp tiền thuế qua Internet Banking được không? (Hình từ Internet)

Quy trình nộp tiền thuế qua Internet Banking?

Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định Quy trình nộp tiền thuế qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nói chung cũng như Internet Banking nói riêng như sau:

- Người nộp ngân sách nhà nước sử dụng tài khoản có tên và mật khẩu truy cập do ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp để đăng nhập vào hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (như ATM, Internet Banking, Mobile Banking hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác);.

- Sau đó, lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo chỉ dẫn trên hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của từng hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện kiểm tra thông tin về tài khoản trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước và điều kiện trích nợ tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp kiểm tra phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước theo thông tin ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước (thời hạn chuyển tiền theo quy định tại Luật Quản lý thuế);

Đồng thời, gửi chứng từ nộp ngân sách nhà nước có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho người nộp ngân sách nhà nước và gửi thông tin đã trích nộp vào ngân sách nhà nước thành công cho cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan (nếu có).

+ Trường hợp kiểm tra không phù hợp, thì gửi thông báo phản hồi có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc nộp ngân sách nhà nước chưa thành công cho người nộp ngân sách nhà nước qua hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng để người nộp ngân sách nhà nước thực hiện lại các bước theo trình tự nêu trên.

Thời hạn giải quyết xác nhận việc đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 6 và khoản 9 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP thì:

Thời hạn giải quyết đối với trường hợp nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử:

- Chậm nhất 05 phút, kể từ khi Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhận được chứng từ nộp ngân sách nhà nước hợp lệ của người nộp ngân sách nhà nước; đồng thời, tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước có đủ số dư để trích nộp ngân sách nhà nước theo số tiền ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước..

Sau khi giải quyết thì người nộp sẽ nhận Chứng từ nộp ngân sách nhà nước (có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán) gửi tới người nộp ngân sách nhà nước xác nhận việc đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước.

Nộp tiền thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Core Banking là gì? Xác định ngày nộp tiền thuế qua Core Banking cho hàng hoá xuất nhập khẩu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý 3 năm 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có nộp tiền thuế qua Internet Banking được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần nộp tiền thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01/MTCN văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp tiền thuế ra sao?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 313

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;