Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng lao động là dân tộc thiểu số không?
Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng lao động là dân tộc thiểu số không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 218/2013-NĐ-CP quy định về giảm thuế đối với các trường hợp khác như sau:
Giảm thuế đối với các trường hợp khác
1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm:
a) Chi đào tạo lại nghề;
b) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý;
c) Chi khám sức khỏe thêm trong năm;
d) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng quy định tại Khoản này;
đ) Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc.
2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Từ quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số thì được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng lao động là dân tộc thiểu số không? (Hình từ Internet)
Các khoản chi nào cho người lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.10. Các khoản chi được trừ sau đây nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
...
Như vậy, theo quy định trên, các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp bào gồm:
+ Học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học);
+ Tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
Ai là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những đối tượng sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã 2023;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?
- Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?
- Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?
- Phương thức giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan thuế là gì?