Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ không?

Thế nào là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ? Sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ là gì?

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.

- Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động.

- Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.

Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ không?Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ khoản 2 Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ như sau:

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.
Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 21 Thông tư 78/014/TT-BTC quy định về các trường hợp giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như sau:

Các trường hợp giảm thuế khác
1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Từ quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện sau: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp thì được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ nếu hạch toán riêng được.

Những khoản chi thêm nào cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ?

Theo quy định tại điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/014/TT-BTC thì các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

+ Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

- Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng ưu đãi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng lao động là dân tộc thiểu số không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định ra sao?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 215

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;