Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thương mại điện tử từ ngày 03/03/2025 như thế nào?

Chi cục Thuế thương mại điện tử có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thương mại điện tử ra sao?

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thương mại điện tử từ ngày 03/03/2025 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 903/QĐ_BTC năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thương mại điện tử như sau:

Chi cục Thuế thương mại điện tử được tổ chức 05 phòng:

- Phòng Tổng hợp, nghiệp vụ;

- Phòng Cơ sở dữ liệu và quản lý rủi ro;

- Phòng Quản lý thuế số 1;

- Phòng Quản lý thuế số 2;

- Phòng Quản lý thuế số 3.

Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng thuộc Chi cục Thuế thương mại điện tử do Cục trưởng Cục Thuế quy định.

Biên chế công chức của Chi cục Thuế thương mại điện tử do Cục trưởng Cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thương mại điện tử từ ngày 03/03/2025 như thế nào?

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thương mại điện tử từ ngày 03/03/2025 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thương mại điện tử ra sao?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 903/QĐ_BTC năm 2025 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thương mại điện tử như sau:

(1) Tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, bao gồm:

- Tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực tổ chức triển khai quản lý thuế đối với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử,

- Quản lý dữ liệu về người nộp thuế: Tổ chức triển khai thu thập, xử lý để chuẩn hóa dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử,

- Đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để kết nổi chia sẻ thông tin phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tửtheo phân công của Cục trưởng Cục Thuế;

- Chia sẻ thông tin về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tửđể cơ quan thuế các cấp phục vụ công tác quản lý thuế;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

(2) Quản lý thuế trực tiếp đối với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm: Nhà cung cấp ở nước ngoài; tổ chức trong nước là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, tổ chức trung gian thanh toán, tổ chức có hoạt động thương mại điện tử hoặc hoạt động kinh tế số khác được phân công quản lý (trừ các khoản thu người nộp thuế nộp theo thông báo của cơ quan thuế địa phương tại địa bàn nơi có đất, nước, khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế gồm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền sử dụng khu vực biển, lệ phí trước bạ), cụ thể:

- Thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cung cấp các dịch vụ công về thuế; đăng ký thuế, khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; gia hạn thuế, bù trừ thuế, hoàn trả tiền thuế nộp thừa, kế toán thuế, thống kê thuế; quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế, đôn đốc người nộp thuế được phân công quản lý thuế trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, về quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan, các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế được phân công quản lý thuế trực tiếp do Bộ Tài chính, Cục Thuế ban hành.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn.

- Tổ chức thực hiện công tác lập dự toán, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, tham mưu cho Cục trưởng Cục Thuế về công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thu đối với nguồn thu thuộc phạm vi quân lý. Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, chống thất thu ngân sách nhà nước.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, khoanh tiền thuế nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

- Thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch, chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công của cấp có thẩm quyền.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; tham gia tố tụng về thuế; phối hợp cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.

(3) Thực hiện quản lý, sử dụng công chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính, Cục Thuế.

(4) Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu được giao theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(5) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Lãnh đạo Chi cục của Chi cục Thuế thương mại điện tử bao gồm những ai?

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 903/QĐ_BTC năm 2025 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế thương mại điện tử như sau:

- Chi cục Thuế thương mại điện tử có Chi cục trưởng và một số Phó Chỉ cục trưởng.

- Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục Thuế thương mại điện tử, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế thương mại điện tử, các Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;