Có bao nhiêu bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân năm 2025? Cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân 2025 như thế nào?

Năm 2025 có bao nhiêu bậc thẩm phán Tòa án nhân dân? Thẩm phán có quyền xét đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí sơ thẩm không?

Có bao nhiêu bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân năm 2025?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 quy định về các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Như vậy, có tổng cộng 3 bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, bậc 2 và bậc 3.

Tải về Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15

Lưu ý: Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ 06/02/2025.

Có bao nhiêu bậc thẩm phán năm 2025? Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân 2025 là bao nhiêu?

Có bao nhiêu bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân năm 2025? Cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân 2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 quy định về số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân 2025 như sau:

(1) Tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7.004 người. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân như sau:

- Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao là 50 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 40%, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;

- Tòa án nhân dân cấp cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3, số lượng là 170 người;

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.235 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

- Tòa án nhân dân cấp huyện có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 và Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện là 5.549 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1.

(2) Tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự là 129 người. Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự như sau:

- Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3, số lượng là 15 người;

- Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án quân sự quân khu và tương đương là 54 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

- Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2.

Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án quân sự khu vực là 60 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1.

Thẩm phán có quyền xét đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí sơ thẩm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về thẩm phán có quyền xét đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí sơ thẩm như sau:

Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.
3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.
4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
6. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Theo quy định trên thì trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí sơ thẩm.

Cùng chủ đề
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;