Chuyển mã số thuế sang mã số định danh cá nhân của hộ cá nhân từ 01/7/2025 như thế nào?
Chuyển mã số thuế sang mã số định danh cá nhân của hộ cá nhân từ 01/7/2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Thông tư 86/2024/TT-BTC (văn bản có hiệu lực từ 06/02/2025) quy định về các điều khoản chuyển tiếp, theo đó việc chuyển mã số thuế sang mã số định danh cá nhân của hộ cá nhân được thực hiện như sau:
- Trường hợp hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 86/2024/TT-BTC đã được cấp mã số thuế trước ngày 01/7/2025 và thông tin đăng ký thuế của đại diện hộ kinh doanh, đại diện hộ gia đình, cá nhân đã khớp đúng với thông tin của cá nhân được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân được sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế bắt đầu từ ngày 01/7/2025, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung nghĩa vụ thuế phát sinh theo mã số thuế đã cấp trước đó. Đồng thời, cơ quan thuế theo dõi, quản lý toàn bộ dữ liệu của hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân, dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc bằng số định danh cá nhân.
- Trường hợp hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp mã số thuế trước ngày 01/7/2025 nhưng thông tin đăng ký thuế của đại diện hộ kinh doanh, đại diện hộ gia đình, cá nhân không khớp đúng với thông tin của cá nhân được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc không đầy đủ thì cơ quan thuế cập nhật trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân sang trạng thái 10 “Mã số thuế chờ cập nhật thông tin số định danh cá nhân". Người nộp thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 25 Thông tư 86/2024/TT-BTC để đảm bảo thông tin khớp đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư 86/2024/TT-BTC.
- Trường hợp cá nhân đã được cấp nhiều hơn 01 (một) mã số thuế, người nộp thuế phải cập nhật thông tin số định danh cá nhân cho các mã số thuế đã được cấp để cơ quan thuế tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân, hợp nhất dữ liệu thuế của người nộp thuế theo số định danh cá nhân.
Khi mã số thuế đã được tích hợp vào số định danh cá nhân thì các hóa đơn, chứng từ, từ, hồ sơ thuế, giấy tờ có giá trị pháp lý khác đã lập có sử dụng thông tin mã số thuế của cá nhân tiếp tục được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ thuế mà không phải điều chỉnh thông tin mã số thuế trên hóa đơn, chứng từ, hồ sơ thuế sang số định danh cá nhân.
- Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tra cứu thông tin đăng ký thuế đã được cơ quan thuê đối chiếu khớp đúng hoặc không khớp đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://www.gdt.gov.vn, hoặc trên trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: thuedientu.gdt.gov.vn, hoặc trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của cá nhân tại ứng dụng icanhan hoặc eTaxMobile (nếu cá nhân đã được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế). Trường hợp thông tin có sai sót, người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc Chi cục Thuế hoặc Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú để cập nhật thông tin chính xác vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Chuyển mã số thuế sang mã số định danh cá nhân của hộ cá nhân từ 01/7/2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Hộ cá nhân nào phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế từ 06/02/2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC (văn bản có hiệu lực từ 06/02/2025) quy định hộ cá nhân phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế bao gồm:
- Cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo
- Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
- Cá nhân có trách nhiệm khẩu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuê riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký hộ kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
- Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).
- Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu.
- Hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Việc sử dụng mã số thuế theo quy định hiện hành ra sao?
Căn cứ Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về sử dụng mã số thuế như sau:
- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
- Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
- Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
- Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm những gì?
- Hướng dẫn tính thuế TNCN theo phương pháp rút gọn năm 2025 đối với thu nhập từ tiền lương tiền công?
- Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế là gì?
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư 86 gồm những gì?
- Giám sát trọng điểm trong quản lý thuế là gì?
- Từ 01/07/2025, dịch vụ thú y có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Lịch đi làm lại của cán bộ, công chức, viên chức sau Tết Nguyên đán 2025? Công chức thuế có những chức danh như thế nào?
- Lịch mở cửa Ngân hàng sau Tết Nguyên đán 2025? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế không?
- Giá pháo hoa Bộ Quốc phòng 2025 chi tiết từng loại? Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng 2025 có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Cơ quan nào cấp Phiếu lý lịch tư pháp sau khi tinh gọn bộ máy theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18? Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?