Chứng từ điện tử bao gồm những định dạng nào? Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?

Các định dạng chứng từ điện tử phổ biến hiện nay là gì? Lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Chứng từ điện tử bao gồm những định dạng nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về định dạng chứng từ điện tử như sau:

[1] Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

[2] Chứng từ điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.

Chứng từ điện tử bao gồm những định dạng nào? Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?

Chứng từ điện tử bao gồm những định dạng nào? Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử? (hình từ Internet)

Lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

[1] Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

[2] Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

[3] Trước khi sử dụng hóa đơn, biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và khoản 2 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

[4] Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

[5] Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.

[6] Dữ liệu hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dữ liệu chứng từ khi thực hiện các giao dịch nộp thuế, khấu trừ thuế và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

[7] Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.

[8] Tổ chức thu phí, lệ phí được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thu phí, lệ phí. Biên lai được ủy nhiệm cho bên thứ ba vẫn ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi thông báo phát hành biên lai.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như sau:

Tổng cục Thuế có trách nhiệm:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

- Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.

Chứng từ điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử bao gồm những định dạng nào? Tổng cục Thuế có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về tính chính xác về thông tin trong định dạng chứng từ điện tử như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử có phải là chứng từ kế toán không? Hồ sơ thuế điện tử bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chứng từ kế toán gồm những gì? Chứng từ điện tử có nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị là bản gốc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu hủy chứng từ điện tử trong quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có bao gồm hồ sơ miễn giảm thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan thuế thông báo về việc chấp nhận, không chấp nhận chứng từ điện tử là mẫu nào?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 44

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;