Chiến tranh thương mại là gì? Có phải chịu thuế xuất khẩu khi bán hàng vào khu kinh tế thương mại đặc biệt?

Định nghĩa chiến tranh thương mại là gì? Bán hàng vào khu kinh tế thương mại đặc biệt có chịu thuế xuất khẩu không?

Chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại là tình huống trong đó các nước tham gia vào thương mại quốc tế tìm cách giảm bớt các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh thông qua thuế quan, hạn ngạch hoặc những hạn chế khác đối với hàng nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu của mình thông qua các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Những biện pháp này thường bao gồm tăng thuế quan, áp đặt hạn ngạch nhập khẩu hoặc các rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước trước sự cạnh tranh từ bên ngoài.

Những biện pháp làm hại láng giềng như thế và cùng với chúng là sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thường thất bại và dẫn đến sự giảm sút trong khối lượng thương mại quốc tế và thu nhập của các nước liên quan.

Chiến tranh thương mại có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho một số ngành sản xuất trong nước, nhưng về lâu dài có thể gây ra bao gồm:

- Tăng giá hàng hóa, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

- Giảm xuất khẩu, làm suy yếu nền kinh tế của cả hai bên.

- Làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Gây ra suy thoái kinh tế nếu xung đột kéo dài.

Ví dụ về chiến tranh thương mại:

Một trong những cuộc chiến tranh thương mại nổi bật nhất là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (2018 - nay), khi Mỹ áp thuế cao lên hàng hóa Trung Quốc để giảm nhập siêu, còn Trung Quốc đáp trả bằng thuế quan lên hàng Mỹ. Cuộc chiến này đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.

Lưu ý: Thông tịn chỉ mang tính chất tham khảo!

Chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Bán hàng vào khu kinh tế thương mại đặc biệt có chịu thuế xuất khẩu không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 100/2009/QĐ-TTg có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
...

Theo đó, thì khu kinh tế thương mại đặc biệt thuộc khu kinh phi thuế quan.

Như vậy, qua các quy định trên thì hàng hóa bán vào khu kinh tế thương mại đặc biệt phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm những loại nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
...
3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Như vậy, theo quy định, thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

(1) Thuế suất ưu đãi;

(2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt;

(3) Thuế suất thông thường.

Chiến tranh thương mại
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến tranh thương mại là gì? Có phải chịu thuế xuất khẩu khi bán hàng vào khu kinh tế thương mại đặc biệt?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 124

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;