Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2010 về tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính về thuế có quy định về thời gian làm việc của Tổng cục Thuế như sau:
Về làm việc ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về thuế:
1. Tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) để tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính về thuế sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Tiếp nhận đăng ký cấp mã số thuế, mua hóa đơn, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in; tiếp nhận các vướng mắc, hướng dẫn chính sách, thủ tục hành chính cho người nộp thuế;
c) Thu thuế, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác liên quan đến thuế nhà, đất và phương tiện giao thông;
2. Ngoài những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào nhu cầu thực tế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp chủ động xem xét, quyết định việc tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính khác về thuế liên quan trực tiếp đến người nộp thuế vào ngày thứ bảy.
3. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ nhu cầu thực tế của công dân, tổ chức và điều kiện thực tế của đơn vị để tổ chức làm việc 1/2 ngày hoặc cả ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính về thuế. Việc tổ chức làm việc ngày thứ 7 hàng tuần cần sắp xếp, bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý để không tăng biên chế, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường vào các ngày làm việc khác trong tuần, đảm bảo hiệu quả công việc.
Trường hợp tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhu cầu của công dân, tổ chức không lớn, có khả năng làm hết trong ngày làm việc bình thường thì không nhất thiết phải bố trí người làm việc vào ngày thứ 7 nhưng vẫn bố trí thường trực để tiếp nhận những thông tin của người nộp thuế và người dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Tuy nhiên, Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 chỉ để tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính về thuế sau đây:
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
- Tiếp nhận đăng ký cấp mã số thuế, mua hóa đơn, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in; tiếp nhận các vướng mắc, hướng dẫn chính sách, thủ tục hành chính cho người nộp thuế;
- Thu thuế, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác liên quan đến thuế nhà, đất và phương tiện giao thông.
Bên cạnh đó, chi cục Thuế sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp chủ động xem xét, quyết định việc tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính khác về thuế liên quan trực tiếp đến người nộp thuế vào ngày thứ bảy.
Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? (Hình từ Internet)
Chế độ làm việc của Chi cục Thuế thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định về chế độ làm việc của Chi cục Thuế như sau:
Chế độ giờ làm việc
1. Công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan Tổng cục Thuế làm việc đúng giờ: Sáng từ 08h00’ đến 12h00’; Chiều từ 13h00’ đến 17h00’ hàng ngày.
2. Thủ trưởng các Vụ /đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động chấp hành đầy đủ, nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật, quy chế làm việc và chế độ giờ làm việc tại cơ quan.
Như vậy, căn cứ theo như quy định nêu trên thì thời gian làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế nói chung hay Chi cục Thuế nói riêng được quy định cụ thể như sau:
- Sáng từ 08h00’ đến 12h00’;
- Chiều từ 13h00’ đến 17h00’ hàng ngày.
Theo đó Thủ trưởng các Vụ /đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở quy chế và chế độ làm việc tại cơ quan
Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 quy định về vị trí, chức năng của Chi cục Thuế cụ thể như sau:
Vị trí, chức năng
1. Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Thuế hoàn toàn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Không ký biên bản thanh tra thuế trong thời hạn bao lâu thì bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính?
- Cập nhật: Giá pháo hoa Bộ Quốc phòng dịp Tết 2025? Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng thì người mua có phải trả thêm thuế GTGT?
- 06 trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
- Chính thức có Nghị định 180 giảm thuế GTGT xuống 8% đến hết 30/6/2025?
- Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm những thông tin gì?
- Từ 01/01/2025, xe ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng? Xe ô tô nào không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Danh sách 303 doanh nghiệp lớn do Cục Thuế doanh nghiệp lớn được phân công trực tiếp quản lý thuế năm 2025?
- Từ 24/12/2024 dịch vụ viễn thông chỉ được cung cấp cho các thuê bao đã xác thực thông tin? Dịch vụ viễn thông có được giảm thuế GTGT?
- Thủ tục đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật để phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025? Lệ phí cấp giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- Danh sách 26 lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức phạt theo Nghị định 168? Mức thu lệ phí trước bạ xe máy theo tỷ lệ là bao nhiêu?