Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?

Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như thế nào? Doanh nghiệp có dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư được xác định ưu đãi thuế TNDN ra sao?

Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025?

Căn cứ Điều 50 Luật Đầu tư công 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/01/2025) quy định về căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như sau:

(1) Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm:

- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phương hướng hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương;

- Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

- Nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước;

- Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư;

- Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

(2) Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm bao gồm:

- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;

- Kế hoạch đầu tư công trung hạn;

- Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.

Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư được quy định ra sao?

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 5 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư như sau:

- Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập sau đây đều được hướng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

+ Thu nhập từ thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.

+ Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi.

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.

+ Thu nhập từ các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác.

Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?

Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với các dự án đầu tư mới nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 2465/QĐ-BTC năm 2015 quy định doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với các dự án đầu tư mới như sau:

- Dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.

Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế.

- Dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt tổng doanh thu tối thiểu 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm).

+ Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt điều kiện sử dụng số lao động thường xuyên bình quân năm trên 3.000 lao động).

- Dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;

+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.

Ưu đãi thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư tại địa bàn khó khăn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đúng không?
Tác giả:
Lượt xem: 31

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;