Cán bộ, công chức có được làm nhân viên đại lý thuế không?

Nhân viên đại lý thuế có được là cán bộ, công chức?

Cán bộ, công chức có được làm nhân viên đại lý thuế không?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế 2019 về những người sau đây không được làm nhân viên đại lý thuế:

Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
...
3. Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc tại đại lý thuế gọi là nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế phải tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
4. Những người sau đây không được làm nhân viên đại lý thuế:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an;
b) Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kế toán, kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến thuế, tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, về kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt bằng hình thức khác.
...

Theo quy định nêu trên thì cán bộ, công chức sẽ không được hoạt động với tư cách là nhân viên đại lý thuế.

Cán bộ, công chức có được làm nhân viên đại lý thuế không?

Cán bộ, công chức có được làm nhân viên đại lý thuế không? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của nhân viên đại lý thuế là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư 10/2021/TT-BTC về tiêu chuẩn của nhân viên đại lý thuế như sau:

Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

[1] Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Quản lý thuế;

[2] Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp;

[3] Là người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc tại đại lý thuế;

[4] Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định tại Chương IV Thông tư 10/2021/TT-BTC.

Trách nhiệm của nhân viên đại lý thuế là gì?

Trách nhiệm của nhân viên đại lý thuế được quy định tại Điều 17 Thông tư 10/2021/TT-BTC như sau:

- Thực hiện các công việc trong phạm vi hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng, quản lý chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định.

- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu của cá nhân liên quan đến đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cho đại lý thuế, bao gồm: Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức, giấy phép lao động (đối với người nước ngoài), văn bản có thông tin kết thúc làm việc tại đại lý thuế khác (nếu có).

Trường hợp thông tin cá nhân có liên quan đến các tài liệu trên có thay đổi, nhân viên đại lý thuế có trách nhiệm cung cấp cho đại lý thuế biết về các thông tin thay đổi để đại lý thuế thông báo với Cục Thuế.

- Chậm nhất 30 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề (trừ trường hợp bị đình chỉ, chấm dứt hành nghề) phải thông báo bằng văn bản với đại lý thuế nơi đang làm việc.

- Chấp hành các quy định về kiểm tra liên quan đến hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế.

- Tham dự các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức để đảm bảo đủ số giờ cập nhật kiến thức theo quy định.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTC quy định về thời gian cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế như sau:

Thời gian, hình thức cập nhật kiến thức
1. Thời gian cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế và người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác định như sau:
a) Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 24 giờ (tương đương 03 ngày) trong một năm. Số giờ cập nhật kiến thức được tính cộng dồn từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm để làm cơ sở đăng ký hành nghề hoặc xác định đủ điều kiện hành nghề cho năm sau.
b) Giờ cập nhật kiến thức được tính theo tỷ lệ 01 giờ học bằng 01 giờ cập nhật kiến thức. Thời lượng được tính giờ cập nhật kiến thức không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học.
c) Tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức là giấy xác nhận đã tham gia cập nhật kiến thức do đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cấp.
...
Nhân viên đại lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ đại học của nhân viên đại lý thuế phải đáp ứng ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thông báo nhân viên đại lý thuế đủ điều kiện hành nghề là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên đại lý thuế có cần chứng chỉ gì không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên đại lý thuế phải làm kế toán thuế bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm nhân viên đại lý thuế được hành nghề là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Thông báo nhân viên đại lý thuế đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên đại lý thuế có bắt buộc tốt nghiệp đại học trở lên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức quốc phòng có thể trở thành nhân viên đại lý thuế không?
Tác giả:
Lượt xem: 55
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;