Cải cách quản lý thuế đến năm 2025 đạt mục tiêu ra sao?

Mục tiêu chủ yếu cải cách quản lý thuế đến năm 2025 ra sao? Thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?

Cải cách quản lý thuế đến năm 2025 đạt mục tiêu ra sao?

Theo khoản 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định thì một số mục tiêu chủ yếu cải cách quản lý thuế đến năm 2025 như sau:

- Mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.

- 100% Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung hoặc ban hành mới đúng kế hoạch.

- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%.

- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%.

- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%.

- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.

- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thu được trong năm không vượt quá 8% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế, phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh.

Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.

Cải cách quản lý thuế đến năm 2025 đạt mục tiêu ra sao?

Cải cách quản lý thuế đến năm 2025 đạt mục tiêu ra sao? (Hình từ Internet)

Thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế như thế nào?

Theo Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

- Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản l‎ý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

- Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:

+ Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;

+ Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;

+ Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

- Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Xây dựng lực lượng quản lý thuế ra sao?

Theo Điều 10 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì tiến hành xây dựng lực lượng quản lý thuế như sau:

- Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.

- Công chức quản lý thuế là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan quản lý thuế; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

- Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, chế độ đãi ngộ khác, cấp hiệu, trang phục của công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức quản lý thuế để thực hiện chức năng quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung quản lý thuế gồm những gì? Cơ quan quản lý thuế thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống ứng dụng quản lý thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức rủi ro cao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở dữ liệu thương mại theo Luật Quản lý thuế mới nhất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý thuế có quản lý về việc xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách quản lý thuế đến năm 2025 đạt mục tiêu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030 cải cách quản lý thuế đạt các mục tiêu cụ thể ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty mẹ tối cao của tập đoàn trong quản lý thuế là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 80

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;