Cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo giải pháp gì?

Giải pháp thực hiện chiến lược cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 thê nào? Hiện nay đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo giải pháp gì?

Theo điểm b khoản 1 Mục 3 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định thì giải pháp thực hiện chiến lược cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 như sau:

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường;

Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế;

Rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030;

Nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo giải pháp gì?

Cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo giải pháp gì? (Hình từ Internet)

Hiện nay đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt bao gồm:

(1) Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

- Rượu;

- Bia;

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).

- Xăng các loại;

- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

(2) Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

- Kinh doanh vũ trường;

- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

- Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật);

- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

- Kinh doanh xổ số.

Loại hàng hóa nhập khẩu nào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC các loại hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau đây sẽ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

(1) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:

- Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

- Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

(2) Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

(3) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.

Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.

(4) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.

Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

(5) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.

(6) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.

(7) Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Thuế tiêu thụ đặc biệt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bán bài lá có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo giải pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô dưới 24 chỗ phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh casino có đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số tiểu mục thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán vé chơi gôn có đóng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Máy lạnh có phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Tác giả:
Lượt xem: 17
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;