Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng năm 2024?

Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng thì tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng?

Căn cứ Công văn 1570/TCHQ-TXNK năm 2024 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu như sau:

Giá tính thuế
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
...
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
...

Thứ hai, căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định như sau:

Giá tính thuế
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
...

Như vậy, dựa vào các căn cứ pháp lý trên và Công văn 1570/TCHQ-TXNK năm 2024, trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT trên “giá nhập tại cửa khẩu” nhưng chưa nộp thuế GTGT trên “thuế nhập khẩu” do thuế nhập khẩu được miễn khi nhập khẩu, nay do thay đổi mục đích sử dụng phát sinh số “thuế nhập khẩu” thì phải nộp thuế GTGT trên số “thuế nhập khẩu” theo đúng quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng được xác định bằng công thức:

Thuế giá trị gia tăng

=

Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu

x

Thuế suất

Trong đó:

- Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

- Thuế suất được xác định theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng năm 2024?

Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng năm 2024? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là khi nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Nơi nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu là ở đâu?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nơi nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Nơi nộp thuế
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:
- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
5. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.

Như vậy, có thể nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu tại:

- Địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

- Địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính nếu người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính.

- Địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai nếu doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh.

- Địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó.

Tính thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng?
Tác giả:
Lượt xem: 17

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;