Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế ra sao?
Có bao nhiêu biện pháp cưỡng chế thuế?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC, có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế thuế) như sau:
[1] Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
[2] Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
[3] Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
[4] Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
[5] Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
[6] Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thuế?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 215/2013/TT-BTC, những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế đối với các quyết định mà mình ban hành hoặc của cấp dưới ban hành:
[1] Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 khoản 1 Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC.
[2] Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
[3] Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Ngoài ra, thẩm quyền cưỡng chế thuế còn được phân định như sau:
[1] Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với: quyết định hành chính thuế do mình ban hành; quyết định hành chính thuế do cấp dưới ban hành nhưng không đủ thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ban hành quyết định cưỡng chế.
[2] Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế đối với đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa phương do nhiều Cục Thuế quản lý.
[3] Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa bàn do nhiều Chi cục Thuế trong cùng địa phương (cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quản lý.
* Lưu ý:
- Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quy định nêu trên có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế.
- Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế ra sao? (Hình từ Internet)
Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 215/2013/TT-BTC về cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế như sau:
[1] Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ.
[2] Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết (gọi chung là ngày nghỉ).
[3] Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
[4] Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?