Cách tiêu hủy biên lai thu phí, lệ phí không sử dụng mới nhất 2025?
Khi nào được tiêu hủy biên lai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì biên lại được tiêu hủy trong những trường hợp sau:
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Cách tiêu hủy biên lai thu phí, lệ phí không sử dụng mới nhất 2025?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục tiêu hủy biên lai được thực hiện như sau:
- Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp cơ quan thuế thông báo biên lai hết giá trị sử dụng thì tổ chức thu phí, lệ phí phải tiêu hủy biên lai và gửi cơ quan thuế bao gồm nội dung sau: tên cơ quan thu phí, lệ phí mã số thuế (nếu có); địa chỉ; phương pháp hủy biên lai; vào hồi mấy giờ, ngày, tháng, năm hủy; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng. Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng.
- Tổ chức thu phí, lệ phí phải lập Bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy. Bảng kiểm kê biên lai cần hủy phải được ghi chi tiết các nội dung gồm: tên biên lai, ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai, số lượng biên lai tiêu hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số biên lai nếu số biên lai cần tiêu hủy không liên tục).
- Tổ chức thu phí, lệ phí phải thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai. Hội đồng tiêu hủy biên lai phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
- Các thành viên Hội đồng tiêu hủy biên lai phải ký vào biên bản tiêu hủy biên lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
- Hồ sơ tiêu hủy biên lai gồm:
+ Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai;
+ Bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy;
+ Biên bản tiêu hủy biên lai;
+ Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai.
Trong đó, hồ sơ tiêu hủy biên lai được lưu tại tổ chức thu phí, lệ phí. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai thu theo Mẫu số 02/HUY-BLG Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP phải được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy biên lai. Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng biên lai tiêu hủy từ số đến số, lý do tiêu hủy, ngày giờ tiêu hủy, phương pháp tiêu hủy.
- Cơ quan thuế thực hiện tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán nhưng không tiếp tục sử dụng. Tổng cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in.
Cách tiêu hủy biên lai thu phí, lệ phí không sử dụng mới nhất 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp biên lai thu phí, lệ phí bị tiêu hủy do cháy, hỏng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý biên lai thu phí, lệ phí bị tiêu hủy do cháy, hỏng như sau:
- Tổ chức thu các khoản phí lệ phí nếu phát hiện mất, cháy, hỏng biên lai đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp với nội dung như sau: tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng biên lai; mã số thuế, địa chỉ; căn cứ biên bản mất, cháy, hỏng; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng; liên biên lai chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng biên lai.
Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Báo cáo về việc mất, cháy, hỏng biên lai thực hiện theo Mẫu số BC21/BLG Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp người nộp thuế, người nộp phí, lệ phí làm mất, cháy, hỏng chứng từ, biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại tổ chức thu thuế, phí, lệ phí, trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính. Tổ chức thu phí, lệ phí và người nộp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng biên lai.


- Có bao nhiêu thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV theo Nghị quyết 179?
- Hướng dẫn thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công theo Công văn 1818? Mẫu hóa đơn điện tử bán tài sản công năm 2025 là mẫu nào?
- Cục thuế TP Cần thơ hướng dẫn triển khai Nghị định 20 về giao dịch liên kết?
- Toàn văn Luật Tổ chức Chính phủ 2025? Bộ Tài chính có thuộc cơ quan của Chính phủ không?
- Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Bộ Tài chính có quyền và trách nhiệm gì trong quản lý phí và lệ phí?
- Hướng dẫn kê khai mẫu 01/XSBHĐC Tờ khai thuế TNCN 2025 với doanh nghiệp bán hàng đa cấp?
- Tải mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 200? Cách điền mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng?
- Sàn Bybit là gì? Thu nhập từ tiền điện tử có đóng thuế TNCN, thuế GTGT không?
- Khi mua hàng tồn kho nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì ghi nợ các tài khoản nào?
- Có cần báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi lựa chọn đơn vị tiền tệ không?