Các phương pháp để xác định mức độ tuân thủ pháp luật thuế?

Xác định mức độ tuân thủ pháp luật thuế dựa trên những phương pháp nào?

Các phương pháp xác định mức độ tuân thủ pháp luật thuế?

Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Và theo căn cứ tại Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:

- Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.

- Phương pháp học máy.

- Phương pháp xếp hạng theo danh mục.


Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.

Các phương pháp để xác định mức độ tuân thủ pháp luật thuế?

Các phương pháp để xác định mức độ tuân thủ pháp luật thuế? (Hình từ Internet)

Các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế hiện nay?

Theo tại Điều 14 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định cơ quan thuế thực hiện phân tích bản chất hành vi, quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế với các biện pháp xử lý phù hợp với mỗi vấn đề tuân thủ như sau:

- Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.

- Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:

+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế;

+ Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế;

+ Được phân loại rủi ro và áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với các mức rủi ro người nộp thuế quy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC.

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như thế nào?

Theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTC, bộ tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế năm 2024 gồm 06 nhóm tiêu chí:

- Thông tin chung về doanh nghiệp.

- Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định.

- Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

- Hành vi vi phạm hành chính.

- Tình hình nợ thuế.

- Nhóm tiêu chí khác.

Chi tiết bộ tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế như sau:

STT

Nhóm tiêu chí

Tiêu chí

(1)

(2)

(3)

1

Trạng thái hoạt động của người nộp thuế

Người nộp thuế đang hoạt động và không thuộc diện bị cơ quan thuế ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

2

Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định

Thực hiện việc kê khai và nộp các loại thuế phát sinh theo quy định trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

3

Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

Chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

4

Hành vi vi phạm hành chính

Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

5


Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi thiếu thuế, trốn thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

6


Người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

7


Người nộp thuế bị cơ quan quản lý thuế xử lý vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong thời gian hai (02) năm trở về trước tính từ thời điểm đánh giá

8

Tình hình nợ thuế

Số tiền thuế nợ và số ngày chậm nộp của các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế tại thời điểm đánh giá

9

Nhóm tiêu chí khác

Tiêu chí khác theo quy định của các văn bản có liên quan

Tuân thủ pháp luật thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế thì cần phải có biện pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phương pháp để xác định mức độ tuân thủ pháp luật thuế?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 12
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;