Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025?

Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra năm 2025 vào các nhóm doanh nghiệp nào? Thời hạn thanh tra thuế diễn ra trong bao lâu?

Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025?

Ngày 23/10/2024, Thanh tra Chính phủ có Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 về định hướng Chương trình thanh tra năm 2025.

Theo đó, căn cứ phụ lục kèm theo Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 ban hành kèm theo Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 có quy định rằng Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính được định hướng tập trung thanh tra, kiểm tra 09 nhóm doanh nghiệp sau đây:

(1) Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro như: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; bất động sản; xây dựng; kinh doanh chế tác vàng, bạc, đá quý; hoạt động vui chơi giải trí; truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử...;

(2) Các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra;

(3) Doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án;

(4) Doanh nghiệp phát hành chứng khoán trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả cổ phiếu thưởng;

(5) Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực;

(6) Doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn;

(7) Doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận, có rủi ro về hoàn thuế hoặc được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế;

(8) Doanh nghiệp có phát sinh hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

(9) Doanh nghiệp có thông tin giao dịch đáng ngờ do Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, cơ quan Hải quan cung cấp.

Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025?

Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025? (Hình ảnh từ Internet)

Thời hạn thanh tra thuế diễn ra trong bao lâu?

Căn cứ Điều 115 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định thời hạn thanh tra thuế:

Thời hạn thanh tra thuế
1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.

Dẫn chiếu đến Điều 47 Luật Thanh tra 2022 quy định về thời hạn thanh tra như sau:

Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.

Như vậy, thời hạn thanh tra thuế cụ thể như sau:

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày.

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày.

- Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.

Lưu ý: Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.

Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung gì?

Căn cứ Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về kết luận thanh tra thuế như sau:

- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:

+ Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;

+ Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;

+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;

+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý.

Thanh tra thuế
Kiểm tra thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của đối tượng thanh tra thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công văn xin hoãn thời gian kiểm tra thuế mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có được yêu cầu hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cùng một lúc giám sát hoạt động của nhiều Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế đối với các hồ sơ thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi không có quyết định kiểm tra thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra thuế không? Trường hợp nào người nộp thuế bị kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 107

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;