Các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?

Tổng hợp các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường? Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định ra sao?

Các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?

Căn cứ theo Điều 134 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP) quy định các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường từ 06/01/2025 được quy định chi tiết như sau:

(1) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

(2) Ưu đãi về thuế xuất khẩu

Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại điểm đ khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP được miễn thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

- Được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của dự án, cơ sở phù hợp với giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, không bao gồm sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tử hoạt động tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân khác;

- Đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Hoạt động sản xuất phù hợp với ngành, nghề đăng ký kinh doanh và mục tiêu hoạt động của dự án quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với trường hợp dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

- Sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất; không sử dụng nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Khối lượng sản phẩm miễn thuế xuất khẩu được tính theo khối lượng thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có trong sản phẩm đề nghị miễn thuế (không bao gồm: Phụ gia; phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất; nguyên liệu có nguồn gốc từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân khác).

Tổ chức, cá nhân kê khai khối lượng sản phẩm đề nghị miễn thuế xuất khẩu căn cứ trên thực tế hoạt động tái chế, xử lý chất thải của doanh nghiệp và tài liệu chứng minh đáp ứng tiêu chí quy định tại (i), (ii), (iii), (iv) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIa ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác khi kê khai, cung cấp thông tin để cơ quan hải quan xem xét, xử lý miễn thuế theo quy định.

Trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục miễn thuế xuất khẩu báo cáo thông tin về doanh nghiệp được miễn thuế xuất khẩu kèm theo khối lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải tới cơ quan đã cấp giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần để thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm tra hoạt động tái chế, xử lý chất thải của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc thanh tra, kiểm tra về thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kết quả miễn thuế xuất khẩu từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ của dự án, cơ sở.

(3) Ưu đãi về thuế nhập khẩu

Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

- Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cho các dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung và dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư;

- Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu để sử dụng trong công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã được ghi trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư, dự án đầu tư mở rộng theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng;

- Dự án đầu tư, cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đã được cấp giấy phép môi trường mi nhóm mỗi trưởng thành phần theo quy định.

- Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Tổ chức, cá nhân chỉ được miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng cho dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của dự án đầu tư, cơ sở. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác khi kê khai, cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu và tài liệu chứng minh đáp ứng các tiêu chí nêu trên theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIb ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác khi kê khai, cung cấp thông tin để cơ quan hải quan xem xét, xử lý miễn thuế theo quy định.

(4) Ưu đãi các chính sách thuế, phí, lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.

Các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?

Các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định về người nộp thuế bảo vệ môi trường như sau:

- Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC.

- Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

+ Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.

+ Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.

+ Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

Đối tượng nào không chịu thuế bảo vệ môi trường?

Căn cứ vào Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, có quy định về các đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Hàng hóa không quy định tại Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

- Hàng hóa quy định tại Điều 3 Thông tư 152/2011/TT-BTC thì không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

Bảo vệ môi trường
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc trừ mối có bị thu thuế bảo vệ môi trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Gas dùng để bơm máy lạnh có chịu thuế bảo vệ môi trường hay không?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 44

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;