Các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm những biện pháp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 thì có 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, gồm:
(1). Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
(2). Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
(3). Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(4). Ngừng sử dụng hóa đơn;
(5). Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
(6). Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
(7). Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ phải thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Mục 1 Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nêu các nguyên tắc phải đảm bảo thực hiện trong quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:
- Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng biện pháp Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:
+ Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế áp dụng đối với người nộp thuế có tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác.
Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức nhưng CSDL tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.
+ Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:
++ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;
++ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
++ Cơ quan, tổ chức chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức.
+ Biện pháp cưỡng chế Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định người nộp thuế đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.
+ Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.
- Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo.
- QĐCC đối với từng người nộp thuế phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.
Đối với các biện pháp cưỡng chế d, đ, e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
- Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
- Trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của người nộp thuế.
Ai có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Căn cứ tại Điều 126 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan đối với các biện pháp tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019.
Đối với biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 thì người có thẩm quyền ra quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01b-hsb bhxh phần danh sách đề nghị? Mức hưởng dưỡng sức sau thai sản có đóng thuế TNCN không?
- Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu phần trăm?
- Giảm thuế GTGT 8% đến khi nào?
- Còn hơn 1 tháng nữa sẽ hết giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8 phần trăm trong năm 2024 đúng không?
- Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?
- Đạt giải Hoa hậu Quốc tế 2024 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Từ 01/01/2025, đối tượng nào được miễn thu phí dịch vụ sử dụng phà từ ngân sách nhà nước?
- Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025?
- Tỷ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp 2025? Tiền đóng BHXH có được giảm trừ khi tính thuế TNCN?
- Có bị tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá khuyến mại tặng kèm mua 1 tặng 1 trong ngày BlackFriday?